(HBĐT) - Huyện Yên Thủy có những thuận lợi cơ bản để thu hút đầu tư. Dù là địa phương vùng xa của tỉnh, huyện có hệ thống giao thông kết nối với các tỉnh đang phát triển mạnh mẽ như Ninh Bình, có đường Hồ Chí Minh chạy qua; đường kết nối QL 12B với đường Hồ Chí Minh đi QL 1 chuẩn bị đưa vào khai thác. Bên cạnh đó, huyện từng được biết đến là vùng đất năng động trong phát triển nông nghiệp quy mô lớn; trên địa bàn có những tiềm năng phát triển công nghiệp, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái…


Từ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền huyện Yên Thủy, Công ty TNHH Nam Sơn ở xóm Yên Bình, xã Đoàn Kết phát triển sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả, giải quyết nguồn lao động địa phương. 

Những năm gần đây, Yên Thủy có sự thay đổi tích cực, triển khai những giải pháp cải cách hành chính, huy động các nguồn lực thu hút đầu tư, hướng tới mục tiêu tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững. Huyện đã thực hiện tốt các chính sách về ưu đãi đầu tư, cải cách hành chính, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp trên địa bàn. Chú trọng giải phóng mặt bằng để thu hút dự án đầu tư; đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực tại địa phương đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, đơn vị khi đến đầu tư trên địa bàn.  

Đồng chí Hoàng Tiến Sơn, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Yên Thủy cho biết: "Xác định hệ thống đường giao thông nông thôn là một trong những tiêu chí quan trọng để thu hút các nhà đầu tư, qua đó góp phần thay đổi diện mạo đô thị, mạng lưới giao thông trên địa bàn được cải thiện. Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, toàn huyện đã nâng cấp cải tạo, sửa chữa được 91,11 km đường, tổng giá trị trên 125 tỷ đồng; cứng hóa 18,86 km đường GTNT, tổng kinh phí 17,78 tỷ đồng. Đến nay, 100% đường đến trung tâm xã, 76,19% đường huyện, 80,2% đường trục xã, 67,75% đường trục thôn, xóm, 57,19% đường ngõ xóm được bê tông hóa theo tiêu chuẩn. Đốc thúc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công Dự án đường kết nối đường Hồ Chí Minh và QL 12B đi QL 1 nhanh chóng đưa vào sử dụng góp phần đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của Nhân dân. Khi tuyến đường này đi vào khai thác sẽ mở ra cơ hội thu hút đầu tư vào những địa bàn khó khăn như các xã: Bảo Hiệu, Lạc Lương, Lạc Sỹ.

Trên địa bàn huyện có 1 khu công nghiệp (KCN) Lạc Thịnh nằm trong quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam đến năm 2020 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 với tổng diện tích 220 ha. Hiện nay, toàn huyện có 22 dự án được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư với diện tích 197,4 ha, tổng vốn đầu tư 7.188,4 tỷ đồng. Cụ thể, 11 dự án đang tiến hành sản xuất, kinh doanh, 1 dự án mới được cấp phép đầu tư trong năm 2020, 7 dự án chưa triển khai thực hiện, 3 dự án dừng hoạt động. Các nhà đầu tư đã tận dụng những tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương để tập trung phát triển công nghiệp, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh, nông nghiệp công nghệ cao….

Bên cạnh những thuận lợi còn một số khó khăn đó là công tác quy hoạch chưa đồng bộ, các khu vực trọng điểm được nhà đầu tư lựa chọn không nằm trong quy hoạch. Công tác đền bù GPMB còn gặp nhiều khó khăn. Hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn chưa đạt yêu cầu đề ra, tỷ lệ bê tông hóa theo tiêu chuẩn còn thấp…

Huyện Yên Thủy đang tăng cường phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát, mở rộng diện tích KCN Lạc Thịnh lên trên 1.000 ha để đáp ứng quy mô các dự án của nhà đầu tư. Hiện, Liên danh 9 Công ty thuộc Tập đoàn Xuân Thiện đang khảo sát, lập kế hoạch trình Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh về Dự án "Đầu tư xây dựng - Kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Lạc Thịnh và Khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi, chế biến thực phẩm công nghệ cao Xuân Thiện Hòa Bình” có diện tích khoảng 500 ha, tổng vốn đầu tư 28.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, UBND huyện tiếp tục tiến hành điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chung khu vực thị trấn Hàng Trạm và xã Hữu Lợi với mục tiêu GPMB 705 ha bàn giao cho Tập đoàn FLC. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án được UBND tỉnh cấp phép đầu tư năm 2020 triển khai các bước quy hoạch vùng mỏ đá cho Nhà máy Xi măng Xuân Sơn thuộc Công ty CP Tập đoàn Xuân Khiêm với công suất 2,5 triệu tấn/năm tại xã Ngọc Lương và xã Đoàn Kết. Phối hợp với nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ quan trắc, đánh giá trữ lượng nước khoáng xây dựng Khu du lịch sinh thái Võ Ấm tại xã Ngọc Lương, dự kiến hết quý I/2021 sẽ được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư. 

Đồng chí Bùi Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: "Thời gian tới, huyện tiếp tục thực hiện công tác rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch xây dựng và quy hoạch ngành, lĩnh vực; phê chuẩn quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030 và kế hoạch sử đất năm 2021; xác định các vùng sản xuất tập trung, những khó khăn, vướng mắc để chỉ đạo, điều hành tháo gỡ phục vụ công tác thu hút đầu tư trên địa bàn. Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút, kêu gọi các doanh nghiệp vào liên doanh, liên kết đầu tư phát triển. Tăng cường công tác quảng bá, tạo động lực thúc đẩy phát triển vùng Yên Thủy trở thành điểm đến lý tưởng, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước".


Đức Anh

Các tin khác


Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Những năm qua, huyện Đà Bắc đã triển khai các hoạt động đồng hành, hỗ trợ nông dân trong phát triển sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Qua đó giúp nông dân tăng thu nhập, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới.

Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục