Thị trường ổn định, nhiều siêu thị, cửa hàng đã hoạt động trở lại
Thứ ba, 16/2/2021 | 10:40:02 Sáng
Theo dự báo của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), các chợ dân sinh ngày mùng 5 Tết (ngày 16/2) tiếp tục mở hàng bán; đồng thời, nhiều siêu thị hoạt động trở lại. Tuy nhiên, nhu cầu mua sắm sáng mồng 5 Tết của người dân sẽ chưa nhiều, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng rau quả, thực phẩm tươi sống; giá cả hàng hóa dự báo không có biến động.
Đại diện Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đề nghị các địa phương tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu thị trường, giá cả để có giải pháp bình ổn thị trường phù hợp nhất là đối với mặt hàng thực phẩm tươi sống như: Thịt lợn, thịt gia cầm, thủy hải sản.
Theo khảo sát của phóng viên báo Tin tức, trong ngày mùng 3 và mùng 4 Tết, nhiều gia đình đã làm lễ cúng hóa vàng khiến hoạt động mua bán tại chợ dân sih sôi động hơn. Tại chợ Hàng Bè (quận Hoàn Kiếm), chợ Châu Long (quận Ba Đình), Nguyễn Công Trứ (quận Hai Bà Trưng), nhiều mặt hàng được bày bán nhiều là hoa tươi, rau củ quả, trái cây, thủy sản… Giá thịt lợn, tôm tươi tăng nhẹ so với ngày thường; các loại sườn thăn, thịt nạc vai, thăn, ba chỉ dao động từ 180.000 đến 300.000 đồng/kg.
Một số tiểu thương tại chợ dân sinh khu phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng cho biết: Do đầu năm nhiều lò mổ, cơ sở sản xuất chưa hoạt động, nguồn cung còn ít, dẫn đến giá nhích hơn so với trước Tết như: Giá thịt bò thăn khoảng 300.000 đồng/kg; thịt lợn thăn giá từ 170.000 - 200.000/kg. Riêng thịt gà, cá nước ngọt... giá vẫn ổn định so với trước Tết. Theo đó, giá gà trống khoảng 120.000 đồng/kg; các chép khoảng 70.000 đến 85.000 đồng/kg, cá trắm từ 130.000 đến 200.000 đồng/kg. Do thời tiết thuận lợi, nguồn cung dồi dào, nên các loại hoa tươi giá khá rẻ. Giá hoa cúc dao động ở mức 30.000 đến 40.000 đồng/10 bông; hoa ly từ 25.000 đến 35.000 đồng/cành. Giá các loại rau củ không tăng đáng kể so với trước Tết như: Rau bắp cải giá 15.000 đồng/kg; rau cần 15.000 đồng/mớ...
Nhu cầu mua sắm của người dân trong 3 ngày Tết Nguyên đán Tân Sửu chưa nhiều, thường tập trung vào buổi sáng. Tại một số siêu thị như: Aeon, Big C, BRG, Saigon Co.opMart, chuỗi hệ thống cửa hàng tiện lợi Circle K, Family Mart, B’s mart, 24h Cheers... hàng hóa trên các kệ đầy ăm ắp, giá không điều chỉnh so với trước Tết. "Kho hàng của Big C miền Bắc đã được chuẩn bị đầy đủ cả hàng tươi và hàng đông lạnh phục vụ nhu cầu mua sắm sau Tết của người dân”, Giám đốc truyền thông Tập đoàn Central Retail Việt Nam Nguyễn Thị Bích Vân cho biết.
Để bảo đảm phòng chống dịch COVID-19, các trung tâm thương mại, siêu thị và các chợ tiếp tục duy trì quy định về an toàn phòng chống dịch, thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn, yêu cầu đeo khẩu trang, bố trí nước xịt tay sát khuẩn, thực hiện đo nhiệt độ. Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan đánh giá: Toàn bộ hệ thống thương mại trên địa bàn Thủ đô đã triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh phù hợp với diễn biến mới. Tuy nhiên, tại các chợ dân sinh hiện vẫn còn trường hợp cả người bán và khách mua không đeo khẩu trang, hoặc đeo không đúng cách.
Thị trường hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021 trên địa bàn các tỉnh năm nay phong phú, đa dạng về mẫu mã, bao bì, đủ sức cung ứng phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân trong dịp Tết. UBND các tỉnh, thành phố đã chỉ đạo tốt công tác dự trữ hàng hóa, kiểm dịch...
Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, sức mua năm nay tại các chợ thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù nhu cầu mua sắm trong các ngày Tết tăng cao so với ngày thường, nhưng giá cả hàng hóa trong những ngày Tết không có sự tăng giá đột biến.
(HBĐT) - Để triển khai thực hiện hiệu quả Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Tân Sửu và kế hoạch trồng rừng năm 2021, các địa phương, đơn vị, cơ sở sản xuất cây giống đang khẩn trương chuẩn bị vật tư, cây giống. Đồng thời, các địa phương rà soát hiện trường, chuẩn bị vật tư, vật liệu sản xuất giống cây lâm nghiệp để phục vụ công tác trồng rừng theo kế hoạch.
(HBĐT) - Thời gian qua, trong tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng tăng tỷ trọng sản lượng nuôi lồng và kết hợp nuôi trồng trên các hồ thủy lợi. Phát triển nuôi cá lồng trên các sông, hồ lớn, nhất là Hồ Hòa Bình với các loài đặc sản có chất lượng, giá trị cao, ứng dụng công nghệ nuôi trồng cải tiến.
(HBĐT) - "Anh lên đây với quê em/Đất Mường xây thành phố/Gọi tên con sông quê hương/ Từng mang bao ước hẹn/Anh tới quê em vượt bao ghềnh thác/Nghe âm vang từ trong con lũ/Niềm hạnh phúc ánh điện sông Đà...". Đã biết bao lần nghe ca khúc "Tiếng gọi sông Đà" của nhạc sỹ Trần Chung, vậy mà mùa xuân này, nghe lời ca rộn ràng mà sâu lắng cất vang bên công trình thủy điện Hòa Bình khiến lòng chộn rộn, xốn xang đến lạ. Cũng phải thôi, bởi khởi đầu xuân mới, nơi đây tàu xe lại ngược xuôi và lại "âm vang tiếng máy reo" của một công trình mới mang nhiều ý nghĩa - công trình Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng (NMTĐHBMR).
(HBĐT) - Năm 2020 là năm đầy khó khăn, thách thức và có nhiều biến động mạnh trên các mặt của đời sống xã hội. Tình trạng khô hạn đầu nguồn sông Đà; đại dịch Covid-19 bùng phát, diễn biến phức tạp đã tác động nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH). Song, bằng niềm tin, sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và sự cộng đồng trách nhiệm của cả hệ thống chính trị thực hiện khát vọng phát triển, tỉnh Hòa Bình đã đạt được những thành quả hết sức quan trọng. Trước thềm xuân Tân Sửu 2021, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với đồng chí BÙI VĂN KHÁNH, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
(HBĐT) - Nhân dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, ngày 8/2, đoàn công tác do đồng chí Bùi Văn Khánh, Phos Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đến thăm và chúc Tết các đơn vị trực Tết, gồm: Điện lực thành phố Hòa Bình; Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh đang làm nhiệm vụ. Tham dự đoàn có lãnh đạo một số sở, ngành và Văn phòng UBND tỉnh.
(HBĐT) - Tờ lịch cuối cùng của năm 2020 được bóc, cũng có nghĩa khép lại một năm đầy khó khăn, trở ngại do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 và dịch bệnh, thiên tai bất thường đến các ngành nghề lĩnh vực kinh tế. Trong đó, không thể không nói tới những tác động tiêu cực đến sản xuất - kinh doanh (SX-KD) của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo, điều hành sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự vào cuộc trách nhiệm của các sở, ngành chức năng, trên hết là sự năng động, nhanh nhạy để thích ứng với thời cuộc của cộng đồng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đã giúp ngành công nghiệp của tỉnh có sự bứt phá, đạt được kết quả rất đáng ghi nhận.