(HBĐT) - Việc thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt không chỉ đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho khách hàng, mà còn hạn chế tiếp xúc trực tiếp, góp phần tích cực phòng, chống dịch Covid-19.



Thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng, góp phần phòng, chống dịch Covid-19.

Hiện nay, Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hoà Bình) quản lý 258 nghìn khách hàng, tăng trên 10 nghìn khách hàng so với năm 2020. Để nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, những năm qua, PC Hoà Bình đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó, công ty đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn khách hàng thanh toán tiền điện mà không phải dùng tiền mặt. Theo đó, khách hàng có thể đăng ký để thực hiện thanh toán tiền điện qua các kênh thanh toán không sử dụng tiền mặt như: Trích nợ tự động qua ngân hàng, thanh toán qua smartbanking, internetbanking, UNT/UNC, tự động thanh toán qua các ví điện tử, qua cổng thông tin Dịch vụ công quốc gia và một số kênh thanh toán khác.

Được ngành Điện hướng dẫn, hơn 2 năm qua, gia đình chị Nguyễn Thị Thanh, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) đã chuyển sang thanh toán tiền điện thông qua tài khoản ngân hàng. Chị cho biết, do đặc thù công việc phải đi nhiều nên trước đây, có đợt đến kỳ thanh toán tiền điện bị quên, hoặc không sắp xếp thời gian đi nộp tiền được nên gia đình bị cắt điện, vì nộp tiền điện quá thời hạn quy định. Còn hơn 2 năm qua, tình trạng này không còn vì chị không cần phải đến điểm thu tiền điện, chỉ cần chiếc điện thoại smartphone kết nối mạng internet là có thể nhận thông tin về hóa đơn và thực hiện nộp tiền điện qua tài khoản ngân hàng.

Đồng chí Trần Thị Út, Trưởng phòng Kinh doanh (PC Hoà Bình) cho biết: Việc thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng. Khi ủy quyền cho các ngân hàng, tổ chức trung gian hay thanh toán qua các ví điện tử, khách hàng tiết kiệm được thời gian đi lại, không còn phải chờ đợi hay lưu trữ các hoá đơn, cũng như không sợ nhầm lẫn thông tin và dễ dàng thực hiện tra cứu các thông tin, dịch vụ thông qua trang web chăm sóc khách hàng. Năm 2018, PC Hoà Bình bắt đầu triển khai thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt. Nếu năm đầu tiên thực hiện, toàn tỉnh mới có 28% khách hàng sử dụng, năm 2019 đã tăng lên 32%. Đến hết năm 2020, 42% số khách hàng trên địa bàn tỉnh sử dụng phương thức thanh toán tiện lợi, hợp xu thế này.

Trong các địa phương, TP Hoà Bình có nhiều khách hàng chuyển sang thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt nhất, với trên 80% khách hàng; huyện Lương Sơn xếp thứ hai, với 38%. Thời gian tới, PC Hoà Bình đặt mục tiêu có 70% khách hàng sử dụng hình thức thanh toán này. Ngoài việc đẩy mạnh thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt, từ năm 2020, PC Hòa Bình cũng triển khai ký số hợp đồng mua bán điện sinh hoạt. Điều này giúp khách hàng thuận tiện hơn trong việc theo dõi, giám sát và tiếp cận các dịch vụ điện năng. "Mục tiêu của công ty là tất cả khách hàng đều chuyển sang hình thức thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, là tỉnh miền núi, nhiều khu vực còn khó khăn nên trước mắt, chúng tôi phấn đấu có 70% khách hàng chuyển sang hình thức thanh toán nhiều tiện ích này. Để đạt được mục tiêu, ngành Điện rất mong nhận được sự hợp tác từ phía khách hàng, cũng như sự tuyên truyền của các cấp chính quyền. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, việc không tiếp xúc trực tiếp khi thanh toán tiền điện sẽ góp phần thiết thực trong công tác phòng, chống dịch” - đồng chí Trần Thị Út, Trưởng phòng Kinh doanh (PC Hòa Bình) nhấn mạnh.

Viết Đào

Các tin khác


Khởi sắc vùng cao Tân Lạc

(HBĐT) - Những cung đường uốn lượn men theo sườn núi đưa chúng tôi ngược lên với các xã vùng cao huyện Tân Lạc. Những năm qua, Nhà nước đã nâng cấp, sửa chữa những đoạn đường cua hẹp, khuất tầm nhìn. Nhờ đó, đường lên các xã vùng cao đã rộng rãi, thoáng tầm nhìn và hạn chế được nguy hiểm. Con đường rộng rãi, kiên cố từ ngã ba Quyết Chiến đưa chúng tôi đi qua những ngôi trường đang được xây mới, những bản làng bình yên để lên với Lũng Vân, Nam Sơn, Bắc Sơn, nay đã "về chung một nhà” là Vân Sơn. Mặc dù còn không ít khó khăn nhưng vùng cao Tân Lạc đã có sự chuyển dịch theo hướng đi lên, "chậm mà chắc”, đời sống người dân được cải thiện tích cực, nhiều hướng đi mới về phát triển kinh tế mở ra hy vọng cho bà con nơi đây.

Dứt điểm giải quyết vướng mắc thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 435

(HBĐT) - Đường tỉnh 435 là trục giao thông huyết mạch kết nối TP Hòa Bình với vùng lõi của khu du lịch hồ Hòa Bình, là động lực để phát triển khu vực hồ Hòa Bình và KT-XH của tỉnh. Với tầm quan trọng này, UBND tỉnh đã quyết định đầu tư cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 435. Dự án thực hiện ở tuyến Bình Thanh - Suối Hoa (Tân Lạc) đã được thông xe kỹ thuật từ tháng 9/2020. Đối với dự án thực hiện ở đoạn TP Hòa Bình - Cao Phong vẫn còn nhiều vướng mắc, dẫn đến chậm tiến độ theo kế hoạch đề ra.

Huyện Yên Thủy: Chủ động chống hạn cho cây trồng

(HBĐT) - Hàng năm, vào cuối tháng 3, đầu tháng 4, nông dân huyện Yên Thủy lại lo lắng về tình trạng thiếu nước trong sản xuất nông nghiệp. Để khắc phục thiệt hại do hạn hán gây ra, cấp ủy, chính quyền huyện Yên Thủy đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp các xã, thị trấn chủ động xây dựng phương án chống hạn; thực hiện tốt việc quản lý, điều tiết nước tại hồ, đập phục vụ sản xuất.

Giá vàng rời mốc 56 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước sáng 4/3 giảm theo giá vàng thé giới và đã tuột khỏi mốc 56 triệu đồng/lượng.

Tìm hướng nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu

 (HBĐT) - Từ sự lãnh đạo, định hướng của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cùng với nhiều cơ chế, chính sách đúng và trúng được triển khai thực hiện đã giúp lĩnh vực xuất khẩu của tỉnh đạt được kết quả đáng kể. Kim ngạch xuất, nhập khẩu năm sau cao hơn năm trước, giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 28,5%. Song trên thực tế, kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh. Tỉnh đang kỳ vọng về một sự bứt phá với những mặt hàng chủ lực, mang tính đặc trưng, từ đó tạo đà mạnh mẽ góp phần xoay chuyển cục diện phát triển kinh tế của tỉnh.
Bài 2 - Kỳ vọng về sự bứt phá hàng xuất khẩu 

Thường trực Chính phủ họp xử lý các dự án yếu kém

Chiều 3-3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục