(HBĐT) - Cuối năm 2020, bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò lần đầu tiên bùng phát trên địa bàn thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc). Đến nay, ổ dịch này đã được kiểm soát. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Mai Châu hiện xuất hiện một số con bò nghi mắc bệnh, người chăn nuôi cần chủ động các biện pháp để phòng bệnh.



Ngay sau khi bùng phát dịch viêm da nổi cục trên trâu, bò ở thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc), Chi cục CN&TY tỉnh đã cấp vắc xin, hướng dẫn hộ chăn nuôi tiêm cho trâu, bò.

Theo Chi cục Chăn nuôi và thú y (CN&TY) tỉnh, bệnh VDNC là bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra trên trâu, bò. Vi rút này không gây bệnh trên người. Bệnh lây truyền chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve; qua tiếp xúc giữa gia súc bị bệnh và gia súc khỏe mạnh; do vận chuyển trâu, bò mang bệnh, sử dụng chung máng uống, khu vực ăn. Thời gian ủ bệnh khoảng 4 - 14 ngày, với các triệu chứng chính như: Sốt cao, bỏ ăn, giảm tiết sữa, da và niêm mạc nổi nốt sần có đường kính 2 - 5 cm. Hiện, trên thế giới đã có vắc xin phòng bệnh VDNC.

Cuối tháng 12/2020, bệnh xuất hiện trên địa bàn khu Chiềng Khến, thị trấn Mãn Đức. Theo báo cáo của Phòng NN&PTNT huyện Tân Lạc, có 62 con trâu, bò của 28 hộ dân mắc bệnh, trong đó chết 2 con. Từ khi xảy ra dịch bệnh, chính quyền các cấp, ngành chức năng đã vào cuộc quyết liệt để dập dịch, ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Theo đó, Chi cục CN&TY tỉnh phối hợp các phòng chuyên môn của huyện Tân Lạc tiêm 2.000 liều vắc xin cho trâu, bò của thị trấn Mãn Đức và trâu, bò của các xã giáp ranh. Phun thuốc sát trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi, rắc vôi bột chuồng gia súc bệnh, khu vực chăn nuôi, đường làng, ngõ xóm. Huyện Tân Lạc cũng đã đẩy mạnh tuyên truyền để người dân thực hiện các biện pháp dập dịch, ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Theo đồng chí Vũ Mạnh Thắng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện, đến cuối tháng 2/2021, dịch bệnh đã được kiểm soát, trên địa bàn không phát sinh thêm vật nuôi bị bệnh.

Ở thị trấn Mãn Đức, gia đình ông Hoàng Quốc Phương, khu Tân Hợp là một trong những hộ chăn nuôi trâu, bò quy mô vài chục con. Theo ông Phương cho biết, khi trên địa bàn thị trấn lần đầu xuất hiện dịch VDNC trên trâu, bò, loại dịch bệnh mới lây lan nhanh nên ông cũng có phần hoang mang. Tuy nhiên, khi dịch bùng phát, chính quyền địa phương, ngành chức năng của huyện, tỉnh rất quan tâm tuyên truyền, khuyến cáo người dân các biện pháp để phòng, chống dịch bệnh. Gia đình ông Phương đã thực hiện phun tiêu độc, khử trùng chuồng trại 2 lần/tuần; thường xuyên rắc vôi bột quanh khu vực chăn nuôi, thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh cho gia súc. 

Mặc dù dịch bệnh VDNC trên địa bàn huyện Tân Lạc đã được kiểm soát, tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm bệnh vẫn còn. Thực tế, vào những ngày cuối tháng 2 vừa qua, tại xóm Tòng, xã Tòng Đậu và xóm Mỏ, xóm Chiềng Châu của xã Chiềng Châu (Mai Châu) đã xuất hiện một số con bò nghi mắc bệnh VDNC. Đồng chí Trần Mạnh Tân, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Mai Châu cho biết: Sau khi phát hiện bò nghi mắc bệnh VDNC, Chi cục CN&TY tỉnh, phòng chuyên môn của huyện đã kiểm tra, tiêm vắc xin cho 18 con bò. Đồng thời, phun tiêu độc, khử trùng, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi. Huyện cũng đang cho người dân đăng ký tiêm vắc xin để phòng bệnh, đặc biệt thực hiện nghiêm việc kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển trâu, bò, nội tạng của trâu, bò từ nơi khác vào địa bàn huyện.

Theo đồng chí Trần Tiến Trường, Phó Chi cục trưởng Chi cục CN&TY tỉnh, khi thời tiết ấm lên, nguy cơ dịch bệnh lây lan cao hơn vì muỗi, ve, mòng sẽ hoạt động mạnh hơn. Do đó, người chăn nuôi cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại, phun tiêu độc khử trùng để diệt muỗi và các loại côn trùng khác. Cần nuôi nhốt, cách ly trâu, bò bị bệnh hoặc nghi mắc bệnh để điều trị, tránh lây nhiễm cho những con khác.


Viết Đào

Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục