(HBĐT) - Nói tới xã Thanh Hối (Tân Lạc) hẳn nhiều người biết tới là vùng đất của hoa thơm, trái ngọt với đặc sản bưởi đỏ, bưởi da xanh nức tiếng gần xa. Những ngày tháng 3, dưới ánh nắng vàng dịu, gió xuân man mát, nơi đây đẹp nao lòng bởi những vườn bưởi xanh mướt, bung hoa trắng muốt, ngào ngạt tỏa hương. Tất bật chăm sóc vườn, đồi cho mùa vụ mới, người dân trong xã dường như đã trút muộn phiền trải qua một năm gặp nhiều gian khó, kỳ vọng sẽ có vụ sản xuất mới thuận buồm, xuôi gió.


Những năm gần đây, nhiều hộ ở xã Thanh Hối (Tân Lạc) đầu tư trồng bưởi, mang lại giá trị kinh tế cao.

Không quá khi nói cây bưởi đã giúp người dân xã Thanh Hối đổi đời với hàng trăm hộ đạt doanh thu vài trăm triệu đồng mỗi năm. Những năm gần đây, bà con trong vùng không xa lạ với những chủ vườn như: Bùi Thị Tân, Bùi Văn Nhơn, Dương Tất Tính, Bùi Thị Kích, Bùi Văn Uôi... Đặc biệt là vườn kiểu mẫu nông thôn mới (NTM) cấp tỉnh của ông Trần Hùng, xóm Tân Hương 1 từ lâu đã nổi tiếng trong, ngoài tỉnh. Với 4.500 m2 đất, trước đây gia đình ông trồng nhiều loại cây ăn quả, nhưng chỉ có cây bưởi trụ vững với đồng đất. Ông Hùng chia sẻ: Từ chỗ chỉ trồng cây tạp, cho thu nhập thấp, nhờ sự hỗ trợ của chính quyền, một số cơ quan, đơn vị và tìm hiểu thực tế, gia đình đã chuyển đổi sang trồng bưởi đỏ. Sau nhiều năm nghiên cứu, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, chú trọng áp dụng KHKT vào trồng trọt, gia đình đã bước đầu thành công. Thực hiện phong trào xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu, vườn bưởi được quy hoạch bài bản, lắp đặt hệ thống tưới nước bán tự động để giảm thiểu sức người và sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, cho sản phẩm ngọt thơm, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Hiện tại, xã Thanh Hối có trên 340 ha cây ăn quả có múi, trong đó, bưởi đang là cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế. Thống kê đến nay, toàn xã có trên 100 ha bưởi trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, trên 220 ha thời kỳ kinh doanh, tập trung nhiều nhất ở các xóm: Tân Hương, Tân Tiến, xóm Đông… Mỗi cây có thể ra 300 - 400 quả nên hiệu quả kinh tế cao. Một ha bưởi cho thu hoạch khoảng 500 - 700 triệu đồng, nếu chăm sóc tốt, đầu ra ổn định nguồn thu sẽ cao hơn.

Không chỉ trồng bưởi, nhiều hộ ở Thanh Hối đã đầu tư trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày, rau quả thực phẩm, đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi, qua đó tạo ra sản phẩm hàng hóa, thu nhập thường xuyên cho gia đình. Bên cạnh đó, thực hiện nghị quyết của Đảng ủy, kế hoạch phát triển KT-XH của UBND xã, Thanh Hối tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, trồng rừng kinh tế, lâm sản ngoài gỗ để tăng nguồn thu, tạo điều kiện về mặt bằng, cơ chế nhằm thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển ngành nghề dịch vụ, CN - TTCN.

Phó Bí thư TT Đảng ủy xã Bùi Thị Bích cho biết: Đảng ủy xã đặc biệt coi trọng triển khai, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Qua việc quán triệt, triển khai sâu rộng đã giúp cán bộ, đảng viên, Nhân dân nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp, cũng như các chỉ thị, nghị quyết chuyên đề để thực hiện toàn diện nhiệm vụ chính trị của cơ sở. Thanh Hối cơ bản vẫn là xã thuần nông, do đó sản xuất nông, lâm nghiệp là lĩnh vực trọng điểm. Đảng ủy, UBND xã lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi một số diện tích đất lúa kém hiệu quả sang những loại cây trồng hàng năm có hiệu quả hơn...

Nhờ năng động trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, vật nuôi, nhạy bén với thị trường, kinh tế xã Thanh Hối đã chuyển dịch đáng kể. Năm qua, tổng giá trị sản xuất của xã đạt trên 356.745 triệu đồng; thu nhập bình quân tăng lên 51 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,5%; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 98%. Xã có 2 khu dân cư NTM kiểu mẫu và 2 vườn mẫu cấp tỉnh.


Thu Hiền


Các tin khác


2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 213 triệu USD

(HBĐT) - Những năm gần đây, số lượng doanh nghiệp hoạt động sản xuất và xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh tăng cả về số lượng và quy mô. Tính đến năm 2020, trên toàn tỉnh có 49 doanh nghiệp hoạt động xuất, nhập khẩu, tăng 40% so với năm 2015. Trong đó, có 26 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 53%), còn lại là doanh nghiệp địa phương (chiếm 47%).

Huyện Lương Sơn: Liên kết phát triển chăn nuôi dê theo hướng hàng hóa

(HBĐT) - Từ chỗ chăn nuôi manh mún, tự phát, đến nay, các hộ nuôi dê tại huyện Lương Sơn đã liên kết với nhau phát triển theo hướng hàng hóa. Dê núi Lương Sơn khẳng định uy tín, chất lượng, được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Thịt dê núi Lương Sơn có mặt tại nhiều siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch ở Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh…    

Điểm sáng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị ở xóm Bãi Tam

(HBĐT) - So với các địa bàn khác của xã Đú Sáng (Kim Bôi), việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở xóm Bãi Tam được đánh giá nổi trội. Với sự tích cực chỉ đạo, vận động, hướng dẫn của cấp ủy, chính quyền, sự năng động, nhạy bén của người dân trong sản xuất, nơi đây đã hình thành những cánh đồng thu nhập cao.    

Đảng bộ xã Dũng Phong: Lãnh đạo xây dựng nông thôn mới nâng cao

(HBĐT) - "Đảng bộ xã Dũng Phong (Cao Phong) có trên 200 đảng viên, sinh hoạt tại 11 chi bộ, gồm 7 chi bộ xóm, còn lại là các chi bộ trường học, trạm y tế, công an. Từ việc thực hiện nghiêm túc các nghị quyết về xây dựng Đảng gắn với Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị đã góp phần quan trọng nâng cao vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân" - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Dũng Phong Bùi Văn Liển cho biết.

Đoàn công tác Trung ương thẩm định huyện Lạc Thủy đề nghị công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới

(HBĐT) - Chiều 15/3, đoàn công tác của T.Ư do đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh Văn phòng, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) T.Ư làm trưởng đoàn đã thẩm định huyện Lạc Thủy đề nghị đạt chuẩn NTM năm 2020. Tiếp, làm việc với đoàn công tác có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và huyện Lạc Thủy.

Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ giảm nghèo

(HBĐT) - Năm 2020, sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính theo Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH, tỉnh còn 9 huyện và 1 thành phố với 151 xã, phường, thị trấn. Toàn tỉnh hiện còn 74 xã, 24 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình 135.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục