Trao đổi với phóng viên TTXVN, một lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải thông tin, dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông (do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư) dự kiến sẽ chính thức vận hành thương mại vào ngày 30/4/2021.
Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Cụ thể, theo vị lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, đến thời điểm này các vướng mắc của dự án này cơ bản được tháo gỡ. Hiện chứng chỉ an toàn hệ thống của dự án này đã hoàn thành và đang làm thủ tục báo cáo Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đánh giá.
Cũng theo vị lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, với những khuyến cáo về công tác an toàn khi vận hành dự án mà đưa ra từ tư vấn ACT (Pháp) như nút chống ngủ gật cho lái tàu tại thời điểm ký hợp đồng thực hiện dự án thì trong thiết kế của dự án chưa có quy định về vấn đề này.
Do đó, các bên đã phải thực hiện bổ sung giải pháp đó là trong khoang lái sẽ bố trí thêm một nhân sự (thuộc tổ an toàn) để kiểm soát lái tàu chống tình trạng ngủ gật thay vì có nút tự động như công nghệ hiện nay. Việc này sẽ giải quyết được khuyến cáo mà tư vấn ACT đã đưa ra.
Chia sẻ thêm về dự án này, vị lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho hay, đáng lẽ dự án trên sẽ được vận hành thương mại trong năm 2020. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên các chuyên gia của dự án từ Trung Quốc không tham gia được dẫn đến việc vận hành thử toàn hệ thống cho dự án mãi đến cuối năm 2020 mới thực hiện được.
Liên quan đến quá trình vận hành thử tiến tới vận hành thương mại dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông, trước đó, Bộ Giao thông Vận tải đã cùng UBND Tp. Hà Nội và các đơn vị liên quan tiến hành nghiệm thu có điều kiện và bàn giao cho Hà Nội.
Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông được chính thức chạy thử toàn hệ thống từ ngày 12/12/2020, quá trình này kéo dài 20 ngày để tư vấn độc lập thực hiện đánh giá an toàn hệ thống. Đây là điều kiện tiên quyết để dự án được nghiệm thu và đưa vào sử dụng thương mại.
Tháng 9/2020, Cục Đăng kiểm Việt Nam cũng đã cấp kiểm định chính thức cho 13 đoàn tàu đường sắt Cát Linh – Hà Đông và các hạng mục liên quan.
Hiện phía UBND Tp. Hà Nội đã chuẩn bị sẵn sàng nhân sự, kỹ thuật, phương án khai thác để khi tiếp nhận lại dự án Cát Linh – Hà Đông có thể vận hành khai thác ngay, đảm bảo hiệu quả, liên thông với các phương tiện công cộng khác.
Trao đổi với phóng viên ngày 31/3 vừa qua, ông Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt Hà Nội (Hà Nội Metro) cho biết, sau khi được bàn giao cho UBND Tp. Hà Nội, dự án sẽ được hỗ trợ vận hành trong 1 năm bởi Liên danh các nhà thầu.
Trong 15 ngày đầu vận hành, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ miễn phí cho hành khách đi tàu. Sau đó, vé sẽ được bán cho người dân là 15.000 đồng/vé lượt (nếu đi toàn tuyến). Đối với vé tháng, vé quý, đơn vị sẽ có tính toán cụ thể để thông báo tới hành khách.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông có tuyến chính dài hơn 13 km đi trên cao, 12 nhà ga và 13 đoàn tàu. Mỗi đoàn tàu có 4 toa, sức chở hơn 900 người, vận tốc thiết kế 80 km/h và vận tốc khai thác thương mại trung bình 35 km/h. Dự án có tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 886 triệu USD (hơn 20.000 tỷ đồng).
Theo Baotintuc.vn
(HBĐT) - Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh tại cuộc họp UBND tỉnh thường kỳ, kiểm điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao đến tháng 3/2021. Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm so với yêu cầu.
(HBĐT) - Những năm qua, nhờ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã có trên 100 nghìn công trình nước sạch, vệ sinh ở khu vực nông thôn được sửa chữa, xây mới. Điều này không chỉ góp phần cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn đẩy nhanh chương trình xây dựng nông thôn mới.
(HBĐT) - Để thúc đẩy công nghiệp phát triển, đóng vai trò động lực, tàu kéo nền kinh tế, những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp (K-CCN). Qua đó, bước đầu tạo ra môi trường về mặt bằng để thu hút các nhà đầu tư hạ tầng, doanh nghiệp đầu tư thứ cấp, góp phần tăng năng lực sản xuất, đẩy nhanh tốc độ phát triển KT-XH, thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.
(HBĐT) -Thời gian qua, nhiều HTX phi nông nghiệp (PNN) đã năng động, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho thành viên và người lao động. Một số sản phẩm của HTX PNN tạo uy tín trên thị trường, trở thành sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao cấp tỉnh như: Dệt thổ cẩm Lục Nghiệp Thành của HTX nông nghiệp và dệt thổ cẩm truyền thống Lục Nghiệp Thành, xóm Lục, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn); homestay bản Lác - HTX dịch vụ nông lâm nghiệp và dịch vụ bản Lác, du lịch cộng đồng Hang Kia - HTX dịch vụ và nông nghiệp Hang Kia, xã Hang Kia (Mai Châu)…
Bằng các biện pháp phòng, chống dịch nghiêm ngặt, cùng với chiến dịch tiêm vắc-xin đang được triển khai, nỗ lực đẩy lùi dịch Covid-19 của Ô-xtrây-li-a đang thu về những kết quả khả quan. Bên cạnh đó, quốc gia này cũng đang thúc đẩy các kế hoạch phục hồi nền kinh tế.
(HBĐT) - Ngày 2/4, Ban Kinh tế - Ngân sách (KT-NS) tổ chức hội nghị thẩm tra dự thảo Nghị quyết (NQ) trình tại Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh. Đồng chí Hoàng Đức Chính, Trưởng Ban KT - NS chủ trì hội nghị.