(HBĐT) - Tiếp tục phát triển nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), trong quý I/2021, từ nguồn ngân sách tỉnh cấp 1 tỷ đồng, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh tích cực vận động hội viên đóng góp, đến nay, tổng nguồn quỹ đạt trên 37,27 tỷ đồng.
Từ nguồn hỗ trợ của Quỹ Hỗ trợ nông dân, hoạt động ủy thác với các ngân hàng, hội viên nông dân xã Xuân Thủy (Kim Bôi) có thêm nguồn vốn phát triển nghề nuôi ong mật.
Hội Nông dân tỉnh đã giải ngân 3 dự án, gồm: chăn nuôi trâu sinh sản tại xã Bắc Phong (Cao Phong) và xã Nhân Mỹ (Tân Lạc), chăm sóc bưởi tại xã Lâm Sơn (Lương Sơn), với tổng số tiền 900 triệu đồng cho 30 hộ vay.
Bên cạnh đó, các cấp Hội tiếp tục tín chấp nguồn ủy thác các ngân hàng cho hội viên nông dân vay, mức dư nợ hiện đạt trên 3.551,3 tỷ đồng. Trong đó, Ngân hàng CSXH tín chấp 855,555 tỷ đồng, thông qua 694 tổ tiết kiện và vay vốn, cho 25.905 hộ vay; Ngân hàng NN&PTNT tín chấp trên 2.624 tỷ đồng, thông qua 972 tổ, cho trên 33.300 hộ vay; Ngân hàng Bưu điện Liên Việt trên 71 tỷ đồng, cho 1.119 hộ vay.
TH
(HBĐT) - Năm 2020 và 3 tháng đầu năm nay, dịch Covid-19 bùng phát tác động tiêu cực đến các mặt đời sống xã hội, trong đó, sản xuất công nghiệp (SXCN) chịu ảnh hưởng không nhỏ. Song, dưới sự lãnh đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự vào cuộc có trách nhiệm của các sở, ngành chức năng và sự năng động, linh hoạt của cộng đồng doanh nghiệp đã giúp các cơ sở SX-KD vừa phục hồi, phát triển sản xuất, vừa sẵn sàng phòng, chống dịch bệnh nhằm đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu kép trong trạng thái bình thường mới.
(HBĐT) - Trong thời gian qua, huyện Lương Sơn tập trung mọi nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH, khẳng định huyện là hạt nhân vùng kinh tế động lực của tỉnh. Từ các nguồn lực đầu tư, hạ tầng đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, diện mạo đô thị, diện mạo nông thôn, chất lượng cuộc sống của người dân Lương Sơn thay đổi từng ngày.
(HBĐT) - 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, được tỉnh xác định là năm cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, giải quyết những "điểm nghẽn” trong thu hút đầu tư, nhất là giải phóng mặt bằng (GPMB), hấp thụ các dự án có tiềm lực triển khai, thực hiện mục tiêu phát triển xanh, bền vững. Thời gian qua ghi nhận sự đổi mới, quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở để thực hiện chủ trương, định hướng xuyên suốt này.
(HBĐT) - Theo công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ tổ chức mới đây, tỉnh Hoà Bình có điểm tổng hợp đạt 62,80 điểm, đứng thứ 44/63 tỉnh, thành phố, tăng 4 bậc so với năm 2019. Đây cũng là thành tích cao nhất trong 5 năm trở lại đây (năm 2016, 2017 xếp ở vị trí 52; năm 2018, 2019 xếp ở vị trí 48). Đây là ghi nhận nỗ lực, quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong công tác chỉ đạo, điều hành và sự vào cuộc tích cực của các sở, ngành, địa phương nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, bình đẳng, thân thiện.
(HBĐT) - Thời gian qua, xã Đồng Tân (Mai Châu) tập trung chỉ đạo Nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế, tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương nhằm xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập. Trong đó, trồng bương, luồng được xem là nguồn thu nhập đáng kể, ổn định cho nhiều hộ dân tại địa bàn.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi ở mức 6,7% trong năm nay, bất chấp sự bùng phát trở lại của đại dịch Covid-19 và tăng lên 7% trong năm 2022, theo báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).