Buổi trưa của phiên đầu tuần(10/5), giá vàng SJC giao dịch vẫn ở mức cao, trên 56 triệu đồng/lượng. Tại một số cơ sở kinh doanh vàng có thương hiệu, so với phiên trước, SJC tăng giá từ 50.000 đồng đến 120.000 đồng/lượng chiều bán ra, riêng tại VietinBank Gold, giá vàng bán ra tăng tới 330.000 đồng/lượng.


Vàng vẫn là kênh trú ẩn an toàn trong bối cảnh COVID-19 phức tạp.

Tại hệ thống SJC ở Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, giá vàng mua vào tăng 170.000 đồng/lượng và bán ra tăng 120.000 đồng/lượng so với phiên trước. Ở Hà Nội và Đà Nẵng, SJC giao dịch là 55,90 - 56,32 triệu đồng/lượng, còn ở Thành phố Hồ Chí Minh, giá vàng giao dịch 55,90 – 56,30 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Giá vàng thế giới sáng ngày 10/5 tăng nhẹ khoảng 2 USD/ounce, lên 1831.15 USD/ounce, tương đương 51,80 triệu đồng/lượng.  Theo cuộc thăm dò trực tuyến của Kitco dự báo giá vàng tuần này, có 1.122 nhà đầu tư cá nhân (chiếm 76% người được hỏi) cho rằng, giá vàng sẽ tăng. Một số chuyên gia tài chính cho biết: Một số yếu tố có khả năng thúc đẩy giá vàng tăng tuần này là đồng USD và lợi suất trái phiếu giảm; phục hồi kinh tế Mỹ chậm lại và thất nghiệp tăng lên. Trong khi đó, kỳ vọng lạm phát tăng cũng đang thúc đẩy các hoạt động mua vào giá rẻ để hưởng lợi dài hạn. 

Ở diễn biến khác, tỷ giá USD có xu hướng giảm so với đa số các đồng tiền chủ chốt khác trên thị trường thế giới. Hiện tại, các nhà đầu tư đang chờ đợi các báo cáo kinh tế của Mỹ và một số thị trường quan trọng như Liên minh châu Âu và Anh để có thể xác định xu hướng của USD.

Trong phiên sáng 10/5, giá mua - bán USD tại nhiều ngân hàng giảm so với cuối phiên trước. Có thời điểm, giá mua USD thấp nhất ở mức 22.930 đồng/USD, giá mua cao nhất là 22.990 đồng/USD. Trong khi đó ở chiều bán ra, giá bán thấp nhất 23.150 đồng//USD, giá bán cao nhất là 23.172 đồngUSD.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Hội Phụ nữ xã Chí Đạo: Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

(HBĐT) - Phong trào giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường được các cấp Hội Phụ nữ (HPN) xã Chí Đạo (Lạc Sơn) xác định là nhiệm vụ mũi nhọn, khâu đột phá của nhiệm kỳ 2016 - 2021. Bên cạnh đó, thông qua nhiều hình thức tiết kiệm, chị em phát huy tinh thần tương thân tương ái để hỗ trợ nhau xoá đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần tích cực phát triển kinh tế, giảm nghèo của địa phương.

Kênh dẫn vốn hiệu quả phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

(HBĐT) - Sau 5 năm thực hiện Thoả thuận hợp tác (TTHT) số 03/TTHT, ngày 16/11/2016 giữa Agribank Hòa Bình và Hội Nông dân (HND) tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 về việc triển khai thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, nguồn vốn của Agribank đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo, nâng cao đời sống nông dân, đặc biệt ở khu vực nông thôn.

Triển vọng nghề trồng rau su su ở xã Quyết Chiến

(HBĐT) - Tận dụng điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu đặc thù vùng núi cao, thời gian qua, người dân xã Quyết Chiến (Tân Lạc) đã duy trì, nâng cao chất lượng, phát triển cây su su trở thành sản phẩm đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh, đem lại thu nhập, hiệu quả kinh tế bền vững.

Huyện Kim Bôi phát triển kinh tế tập thể

(HBĐT) - Năm 2020, mặc dù chịu sự tác động của dịch Covid-19, song các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Kim Bôi luôn chủ động, linh hoạt, sáng tạo khắc phục khó khăn trong từng lĩnh vực để phát triển sản xuất, kinh doanh. Các chỉ tiêu về phát triển kinh tế tập thể (KTTT) của huyện đều đạt và vượt chỉ tiêu Ban chỉ đạo (BCĐ) phát triển KTTT tỉnh giao. Huyện thành lập mới 8 HTX; 25 HTX hoạt động hiệu quả; 3 mô hình HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…

Thờ ơ với thương hiệu, doanh nghiệp phải trả giá

Hiện có đến 80% doanh nghiệp Việt chưa chú trọng xây dựng thương hiệu. 20% còn lại chú tâm đến lĩnh vực này, song chỉ dừng lại ở trong nước và "không quan tâm” đến thị trường ngoài nước.

Huyện Yên Thủy: Gỡ khó phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

(HBĐT) - Năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nhiệp (CN-TTCN) của huyện Yên Thủy đạt 712,5 tỷ đồng, năm 2020 tăng lên 891 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất CN-TTCN bình quân đạt 6%/năm. Hoạt động sản xuất CN-TTCN góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu KT-XH, song vẫn còn nhiều khó khăn. UBND huyện Yên Thủy chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện tốt công tác quy hoạch, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp thân thiện với môi trường để thúc đẩy CN-TTCN phát triển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục