(HBĐT) - Trong những năm qua, dự án cao tốc Hoà Bình - Mộc Châu được tỉnh Hoà Bình và Sơn La tích cực bàn bạc, đề ra các giải pháp nhằm tìm ra hướng tuyến, nguồn lực phù hợp nhất, đảm bảo dự án được triển khai sớm, mang lại hiệu quả cho phát triển của cả hai tỉnh.



Điểm đầu đường Hoà Bình - Mộc Châu tại nút giao quốc lộ 6, phường Trung Minh (TP Hòa Bình).

Từ đầu năm 2018, dự án cao tốc Hoà Bình - Sơn La được hai tỉnh Sơn La và Hoà Bình công bố quy hoạch với tổng chiều dài 189,5 km, tổng mức đầu tư khoảng 50.270 tỷ đồng. Tuyến đường được Thủ tướng Chính phủ nhất trí bổ sung vào quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Công văn số 1313, ngày 1/9/2017; được thực hiện theo hình thức đối tác công tư. Điểm đầu tuyến kết nối với nút giao quốc lộ 6, phường Trung Minh (TP Hòa Bình); điểm cuối nối với đường Lê Đức Thọ, phường Chiềng Sinh, TP Sơn La (Sơn La). Quy mô đường gồm 4 làn xe hoàn chỉnh, bề rộng nền đường 22 m, phù hợp tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5729:2012).

Tiến trình đầu tư được phân làm 2 giai đoạn, trong đó, trước năm 2020 xem xét ưu tiên đầu tư đoạn Hòa Bình - Mộc Châu để đáp ứng nhu cầu vận tải, phát triển KT-XH của hai tỉnh. Tuy nhiên đến nay, sau khi nghiên cứu các hướng tuyến, giai đoạn I đoạn Hoà Bình - Mộc Châu vẫn trong quá trình tính toán quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật đường, tìm nguồn lực đầu tư từ phía các nhà đầu tư tiềm năng cũng như nguồn vốn đầu tư công. Trong tháng 4/2021, tỉnh Sơn La có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương dừng thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư PPP, cho triển khai thực hiện dự án theo Luật Đầu tư công.

Trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ đồng ý triển khai dự án theo Luật Đầu tư công, UBND tỉnh Sơn La đề xuất phân chia công trình thành 3 đoạn. Cụ thể, đoạn đầu tuyến từ km1 - km19, thuộc huyện Đà Bắc triển khai theo hình thức đầu tư công, do tỉnh Hoà Bình làm chủ đầu tư. Đoạn cuối tuyến thuộc địa phận tỉnh Sơn La (từ km53 đến cuối tuyến) triển khai theo hình thức đầu tư công, do tỉnh Sơn La làm chủ đầu tư. Đoạn giữa tuyến, từ km19 - km53 (thuộc địa phận tỉnh Hoà Bình), gồm 2 cầu vượt lòng hồ sông Đà, công trình hầm, nền, mặt đường và toàn bộ các công trình trên tuyến, UBND tỉnh Sơn La đề nghị vận động nguồn vốn ODA, định hướng giao tỉnh Hoà Bình đề xuất theo hướng sử dụng vốn ODA cấp phát với mức tối đa.

Theo đồng chí Bùi Đức Hậu, Giám đốc Sở GTVT, hiện nay, quốc lộ 6 là tuyến đường bộ độc đạo kết nối từ Thủ đô Hà Nội đi các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu có yếu tố hình học hạn chế, tốc độ lưu thông thấp, hàng năm hay bị sạt lở ở những vị trí đèo, núi hiểm trở, gây mất an toàn và ách tắc giao thông. Chính vì vậy, khi tuyến cao tốc Hòa Bình - Sơn La, trước mắt là đoạn Hoà Bình - Mộc Châu được hình thành sẽ kết nối mạng giao thông đối ngoại của tỉnh Sơn La với tỉnh Hòa Bình và với Thủ đô Hà Nội. Sau khi toàn bộ dự án hoàn thành sẽ tạo nên tuyến trục cao tốc kết nối vùng Tây Bắc với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, kết nối đến cửa khẩu biên giới Đông Bắc và cảng biển quốc tế Lạch Huyện, giảm tải đáng kể cho tuyến quốc lộ 6 đoạn Hòa Bình - Sơn La.

Để kết nối giao thương với các tuyến đường trọng điểm như Hoà Lạc - Hoà Bình và Hoà Bình - Mộc Châu, đối với tỉnh Hoà Bình, ngày 28/4/2021, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 440/NQ-HĐND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). Mục tiêu nhằm hình thành trục giao thông liên thông kết nối các vùng, giúp rút ngắn quãng đường, thời gian di chuyển theo hướng Hà Nội - TP Hòa Bình - Kim Bôi, tăng cường khả năng kết nối, giao thương các tỉnh Hà Nam - Hòa Bình - Phú Thọ - Sơn La với hệ thống hạ tầng giao thông quốc gia thông qua các tuyến đường hiện trạng và dự kiến đầu tư xây dựng.

Ngoài ra, dự án sẽ tạo điều kiện khai thác những tiềm năng, thế mạnh về phát triển dịch vụ, du lịch tại huyện Kim Bôi nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung, thu hút khai thác quỹ đất chưa sử dụng, tạo động lực phát triển KT-XH của tỉnh, giúp từng bước hoàn thiện tuyến đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu theo quy hoạch. Hoàn thành các nhiệm vụ, giải pháp đã được nêu tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hồng Trung

Các tin khác


Lãnh đạo UBND tỉnh khảo sát tình hình phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Ngày 2/6, đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở: Công Thương, KH&ĐT, Xây dựng, TN&MT, GTVT, Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh đã khảo sát kiểm tra hiện trường phát triển các khu, cụm công nghiệp (CCN) và đầu tư hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện Lương Sơn.

Tháo gỡ vướng mắc kỹ thuật thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch Covid-19

(HBĐT) - Ngày 3/6, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc với 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố tháo gỡ vướng mắc kỹ thuật thúc đẩy nông sản trong điều kiện dịch Covid-19. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT và một số, sở, ban, ngành liên quan.

Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý đất đai

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu trong việc chỉ đạo cơ quan cấp dưới thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về đất đai nhằm bảo đảm quản lý hiệu quả nguồn lực đất đai của cả nước.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 10,61% so với cùng kỳ

(HBĐT) - Tháng 5 vừa qua, dịch Covid-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng tới hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh. Tại một số địa phương, các hoạt động sản xuất - kinh doanh dịch vụ, hàng hóa phải tạm dừng để thực hiện công tác phòng, chống dịch. Tuy nhiên, nhờ chủ động các phương án, kịch bản nên nguồn cung hàng hóa vẫn được đảm bảo, giá các mặt hàng không có nhiều biến động so với thời điểm trước, nhất là tại các siêu thị, trung tâm thương mại.

Dịch vụ bảo dưỡng máy điều hoà không khí “nóng” theo thời tiết

(HBĐT) - Hoà Bình đang bước vào thời điểm nắng nóng nhất trong năm. Điều này đồng nghĩa với những người làm nghề sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị điện tử, điện lạnh cũng tất bật "vào vụ” bởi nhu cầu của người dân mỗi ngày một tăng. 

Huyện Lương Sơn: Tạo thêm động lực để trở thành vùng kinh tế năng động

(HBĐT) - Xây dựng huyện Lương Sơn phát triển toàn diện, bền vững, trở thành vùng kinh tế năng động của tỉnh với mục tiêu đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người đạt 83 triệu đồng, thu ngân sách Nhà nước đạt 1.000 tỷ đồng, tỷ lệ đô thị hóa đạt 60%, thị trấn Lương Sơn và khu vực mở rộng cơ bản đạt tiêu chí thị xã... Đó là nội dung quan trọng được nhấn mạnh trong Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Bám sát định hướng chung, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tích cực triển khai chương trình hành động thực hiện nghị quyết, với quyết tâm tạo thêm động lực đưa huyện thực sự trở thành vùng kinh tế năng động của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục