(HBĐT) - Xã Yên Phú (Lạc Sơn) là địa phương dẫn đầu, điển hình trong công tác dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) của huyện Lạc Sơn. Anh Bùi Văn Tuấn, nông dân xóm Trắng Đồi cho biết: Trước đây, ruộng manh mún, nhỏ lẻ nên khó làm, khó đầu tư thâm canh. Từ khi DĐĐT xong, chúng tôi có ruộng đất tập trung để trồng 1 vụ lúa, 1 vụ màu, thực hiện chuyển đổi cơ cấu, đưa một số cây trồng có giá trị cao vào sản xuất, như dưa chuột bao tử, bí xanh, mướp đắng.
Nông dân xóm Trắng Đồi, xã Yên Phú (Lạc Sơn) thuận lợi trong canh tác cây trồng có giá trị trên diện tích ruộng đã dồn đổi.
Đến nay, xã Yên Phú đã thực hiện DĐĐT ở 7/10 xóm, tập trung ở các xóm: Bợ, Bùi Bái, Cọi, Trắng Đồi, Trắng Cát, Trắng Đá. Tổng diện tích đã dồn đổi đạt 172 ha. Tiêu biểu là các xóm: Cọi, Trắng Đồi đã dồn đổi 27 ha đất trồng hoa màu. Nhờ đó, thuận lợi cho việc đưa nước tưới vào đồng đất, vận chuyển sản phẩm, vật tư nông nghiệp. Năm 2019, bình quân thu nhập đầu người của xóm Trắng Đồi đạt 31 triệu đồng, năm 2020 tăng lên 39 triệu đồng.
Đồng chí Bùi Văn Huân, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Theo thống kê, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện trên 21.000 ha. Mỗi năm chuyển đổi khoảng trên 900 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác. Từ năm 2018, thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU, ngày 22/12/2017 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác DĐĐT trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 144-KH/HU, ngày 12/3/2018 của Huyện ủy về kế hoạch triển khai DĐĐT đất sản xuất nông nghiệp, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 43/KH-UBND, ngày 7/5/2018 triển khai DĐĐT đất sản xuất nông nghiệp.
Giai đoạn 2018 - 2020, tổng diện tích đất lúa đã dồn đổi được 5.356 ha với 207.864 thửa; 1.049 ha đất màu với 18.429 thửa. Công tác DĐĐT đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Hệ thống đường giao thông nội đồng, thủy lợi được đầu tư kiên cố hóa. Bà con áp dụng cơ giới hóa, giảm nhiều công lao động đầu tư vào sản xuất, như công đi lại, dẫn nước, chăm sóc, phun thuốc BVTV, gặt... Bên cạnh việc giảm bớt chi phí đầu vào cho sản xuất, tăng thu nhập trên 1 diện tích gieo trồng, công tác DĐĐT còn giúp thu hút các công ty, doanh nghiệp, tư nhân vào liên doanh, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Huyện tập trung tháo gỡ một số vấn đề còn vướng mắc trong công tác DĐĐT hiện nay, như: Nhiều xã chủ yếu là rộng bậc thang nên khó thực hiện đổi thửa giữa các hộ với nhau; một bộ phận nông dân chưa nhận thức đầy đủ về công tác DĐĐT, sản xuất còn manh mún, mạnh ai nấy làm; diện tích đổi thửa mới chỉ thực hiện trên sự tự nguyện của người dân. Theo kế hoạch đến năm 2025, huyện tiến hành DĐĐT khoảng 500 - 800 ha, mỗi năm tăng thêm trên 100 ha. Để đạt mục tiêu trên, công tác tuyên truyền đến các hộ dân để có nhận thức đầy đủ và tự thực hiện, tạo ra những ruộng có diện tích canh tác lớn, tập trung đang được thúc đẩy. Bên cạnh các mô hình đã triển khai, các xã thực hiện xây dựng kế hoạch một số xóm làm điểm để nhân rộng. Quy hoạch vùng trồng, sản xuất phù hợp với lợi thế của địa phương. Công khai các phương án DĐĐT tại các xứ đồng tới người dân để tạo sự thống nhất cao, thực hiện trên diện rộng.
Bùi Minh
(HBĐT) - Sáng 4/6, đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do đồng chí Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đã làm việc với tỉnh về tình hình chăn nuôi, dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch bệnh (PCDB) động vật. Tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí: Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh và các huyện, thành phố.
(HBĐT) - Cục Thuế tỉnh ban hành Thông báo số 3090/TB-CTHBI, ngày 1/6/2021 gửi các sở, ngành chức năng triển khai một số công việc để thực hiện đề nghị của Văn phòng Chính phủ tại Công văn số 2161/VPCP-KSTT, ngày 30/3/2021 và Công văn số 479/UBND-KSTT, ngày 5/4/2021 của UBND tỉnh về việc kết nối, cung cấp thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính trong thực hiện thủ tục đất đai trên Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG).
(HBĐT) - Hòa Bình là 1 trong 10 tỉnh của cả nước có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, chiếm 74,43% dân số toàn tỉnh, chủ yếu là các dân tộc: Mường, Thái, Tày, Dao, Mông. Sau khi rà soát phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) theo trình độ phát triển trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025, toàn tỉnh có 145/151 xã, phường, thị trấn, gồm 60 xã khu vực III, 12 xã khu vực II, 73 xã khu vực I và 82 thôn, xóm thuộc diện đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc các xã khu vực II, khu vực I. Đây là căn cứ để xác định địa bàn thực hiện Đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030 và Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030.
(HBĐT) - Ngày 2/6, đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở: Công Thương, KH&ĐT, Xây dựng, TN&MT, GTVT, Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh đã khảo sát kiểm tra hiện trường phát triển các khu, cụm công nghiệp (CCN) và đầu tư hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện Lương Sơn.
(HBĐT) - Ngày 3/6, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc với 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố tháo gỡ vướng mắc kỹ thuật thúc đẩy nông sản trong điều kiện dịch Covid-19. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT và một số, sở, ban, ngành liên quan.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu trong việc chỉ đạo cơ quan cấp dưới thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về đất đai nhằm bảo đảm quản lý hiệu quả nguồn lực đất đai của cả nước.