(HBĐT) - Năm 2019, dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo nuôi ong lấy mật được thực hiện tại xã Mông Hóa (TP Hòa Bình). Đến nay, mô hình đem lại hiệu quả thiết thực, trở thành động lực cho người dân vươn lên thoát nghèo.
Được hỗ trợ từ dự án, mô hình nuôi ong lấy mật đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo tại xã Mông Hóa (TP Hòa Bình).
Dự án có 45 hộ thuộc diện nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo có nhu cầu và tự nguyện tham gia mô hình. Cuối năm 2017, các hộ tham gia dự án nhận đầy đủ đàn ong giống (tổng cộng 450 đàn, 10 đàn/hộ) và các dụng cụ, vật tư phục vụ cho việc phát triển đàn ong. Tổng kinh phí thực hiện dự án 560,5 triệu đồng, trong đó, ngân sách Nhà nước 436,5 triệu đồng (chiếm 80%), người dân đối ứng 124 triệu đồng. Mô hình thực hiện dưới hình thức Nhà nước và Nhân dân cùng làm để tránh sự ỷ lại của người dân. Đàn ong giống và các dụng cụ, vật tư nuôi ong được Ban quản lý dự án họp thống nhất lựa chọn nhà cung cấp đủ điều kiện, đảm bảo theo yêu cầu của dự án để cung cấp cho người dân. Thời gian qua, UBND xã đã phối hợp Phòng LĐ-TB&XH TP Hòa Bình tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về phát triển nghề nuôi ong lấy mật cho người dân.
Sau hơn 3 năm triển khai, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực đối với công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở xã Mông Hóa. Điển hình như gia đình anh Nguyễn Văn Di trước đây thuộc diện hộ nghèo. Anh là người khuyết tật gặp khó khăn trong lao động, tìm kiếm việc làm. Là một trong những hộ được hưởng lợi từ dự án, đến nay, gia đình anh đã thoát khỏi hộ nghèo. "Khi tham gia dự án, chúng tôi được hỗ trợ về giống, tập huấn kỹ thuật. Đàn ong phát triển tốt, đầu ra khá ổn định. Nhờ mô hình này gia đình tôi có thu nhập ổn định hơn, mua sắm được nhiều vật dụng có giá trị. Cảm ơn chính quyền địa phương rất nhiều” - anh Di bày tỏ.
Theo lãnh đạo xã Mông Hóa, đến tháng 2/2021, tổng đàn ong của dự án có 540 đàn, giá bán dao động từ 180 - 200 nghìn đồng/lít mật. Các hộ tham gia dự án đã xây dựng câu lạc bộ nuôi ong lấy mật. Các thành viên luôn giúp đỡ nhau về kỹ thuật, cùng phát triển số lượng đàn và sản lượng mật. Từ đó nhằm xây dựng thành nghề nuôi ong lấy mật, tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi, người khuyết tật, người hết tuổi lao động.
Đáng giá về mô hình, đồng chí Nguyễn Xuân Phục, Chủ tịch UBND xã Mông Hóa cho biết: Mô hình nuôi ong lấy mật rất phù hợp với những hộ nghèo trên địa bàn, bởi chi phí đầu tư ít hơn các mô hình chăn nuôi khác, khi hộ nuôi phải đầu tư chuồng trại, thức ăn chăn nuôi. Thức ăn của ong ở ngoài thiên nhiên, sản xuất ra mật phục vụ đời sống con người. Sản phẩm mật ong có giá trị kinh tế cao, tăng thêm thu nhập cho hộ gia đình. Với sự hỗ trợ của dự án, xã đã có 12 hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo, góp phần vào kết quả chung trong công tác giảm nghèo của xã. Đến nay, toàn xã còn 28 hộ nghèo. Ngoài ra, thông qua dự án đã khơi dậy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ lẫn nhau giữa các hộ.
Mai Anh (TTV)
(HBĐT) - Từ năm 2020 đến nay, các hoạt động xúc tiến thương mại truyền thống bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19. Vì vậy, để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, HTX dịch vụ tổng hợp Huy Chỉ, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) đã mạnh dạn quảng bá và bán sản phẩm OCOP 3 sao dầu sả chanh trên các trang bán hàng chuyên nghiệp như: Lazada, Shopee, Tiki và HTXhuychi.com.
(HBĐT) - Theo báo cáo đánh giá của UBND tỉnh, trong tháng 5, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 338 tỷ đồng, bằng 7% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh giao. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2021 ước đạt 1.637,5 tỷ đồng, bằng 38% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ và 32% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh giao.
Triển vọng phát triển của ngành hàng không toàn cầu năm 2021 vẫn tiếp tục u ám. Những giải pháp hỗ trợ thanh khoản mà các Chính phủ đã thực hiện đối với các hãng hàng không trong năm 2020 là chưa đủ khi dịch Covid-19 khiến kinh tế thế giới ngày càng trở nên bất định và không thể dự báo được điểm phục hồi.
(HBĐT) - Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), những năm qua, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Hội Nông dân (HND) huyện Tân Lạc đã tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên chung tay, góp sức, phát huy nội lực hoàn thành các tiêu chí NTM.
(HBĐT) - Xã Yên Phú (Lạc Sơn) là địa phương dẫn đầu, điển hình trong công tác dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) của huyện Lạc Sơn. Anh Bùi Văn Tuấn, nông dân xóm Trắng Đồi cho biết: Trước đây, ruộng manh mún, nhỏ lẻ nên khó làm, khó đầu tư thâm canh. Từ khi DĐĐT xong, chúng tôi có ruộng đất tập trung để trồng 1 vụ lúa, 1 vụ màu, thực hiện chuyển đổi cơ cấu, đưa một số cây trồng có giá trị cao vào sản xuất, như dưa chuột bao tử, bí xanh, mướp đắng.
(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, tính đến ngày 4/6, toàn tỉnh đã thu hoạch hơn 12.000 ha trên diện tích 15.403 ha lúa, đạt 73,5% tổng diện tích toàn vụ, tập trung chủ yếu ở các huyện: Lạc Thủy, Kim Bôi, Tân Lạc, TP Hòa Bình, Lương Sơn… Bên cạnh đó, một số loại cây màu như ngô, lạc, khoai sọ, rau đậu… đã hoàn thành việc thu hoạch đạt và vượt kế hoạch đề ra. Toàn tỉnh đã trồng 3.880 ha rừng, đạt 69% kế hoạch.