(HBĐT) - Sáng 18/6, Bộ NN&PTNT phối hợp Bộ TT&TT tổ chức hội nghị trực tuyến về chuyển đổi số trong lĩnh vực NN&PTNT. Chủ trì hội nghị gồm các đồng chí: Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT; Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ TT&TT. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở NN&PTNT cùng các sở, ngành liên quan.


Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Bộ NN&PTNT xác định khoa học công nghệ và tổ chức lại sản xuất là 2 trụ cột quan trọng trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Cả 2 vấn đề đều liên quan mật thiết đến chuyển đổi số.

Việc xây dựng hệ thống dữ liệu số nông nghiệp cho phép lưu trữ, quản lý dữ liệu của nông nghiệp Việt Nam, kết hợp với ứng dụng hiển thị thông tin dữ liệu là rất cần thiết. Hệ thống bản đồ nông nghiệp số Việt Nam sẽ đáp ứng được mục tiêu quản lý, cập nhật liên tục dữ liệu về thổ nhưỡng, thủy văn, nông, lâm, thủy sản tại tất cả các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Qua đó, giúp các cơ quan quản lý Nhà nước có đủ dữ liệu, số liệu cập nhật để hoạch định chiến lược, sách lược vĩ mô, gồm: Hoạch định tìm kiếm thị trường, hoạch định chính sách quản lý, hoạch định vùng trồng… Hệ thống dữ liệu số trong nông nghiệp giúp kết nối giữa bên mua và bên bán, mở rộng thị trường đầu ra, nâng cao giá trị sản phẩm. Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp có thông tin khách quan, cập nhật đầy đủ hoạch định chiến lược, kế hoạch kinh doanh.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ TT&TT nhấn mạnh: Chuyển đổi số sẽ khắc phục được những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là vấn đề tiêu thụ nông sản. Tuy nhiên, thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp phải mang tính toàn diện, yêu cầu kết nối được với tất cả người dân. Hàng hóa lên được sàn giao dịch điện tử phải đảm bảo chất lượng, có tem truy xuất nguồn gốc…

Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2025, phát triển kinh tế số trong nông nghiệp nhằm thúc đẩy doanh nghiệp, người dân tham gia các hoạt động trong nông nghiệp, tăng cường ứng dụng công nghệ số vào quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ nông nghiệp. Đồng thời, phải phát triển chính phủ số trong nông nghiệp: 100% dịch vụ công trực tuyến cung cấp ở mức độ 4; 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ được ký số, gửi qua hệ thống thông tin báo cáo của Bộ, chia sẻ với hệ thống thông tin báo cáo quốc gia. 100% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng. 80% cơ sở dữ liệu về nông nghiệp được xây dựng, cập nhật trên nền tảng dữ liệu lớn (Big data) có sự đóng góp của tổ chức, cá nhân, cộng đồng…

Để đạt được mục tiêu trên, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT yêu cầu cần đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp; phát triển các mô hình kết hợp giữa cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp; nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả công nghệ; thu hút nguồn lực công nghệ thông tin; thúc đẩy hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường hợp tác quốc tế.

Thu Thủy

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục