(HBĐT) - Hòa Bình có lợi thế là vùng có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với sinh trưởng, phát triển một số loại cây trồng, vật nuôi đặc sản, thế mạnh như: cây ăn quả có múi, mía tím, chè Shan tuyết, cây rau (bí xanh, lặc lày, su su lấy ngọn), tỏi tía, chăn nuôi lợn bản địa... Nhiều vùng, khu vực sản xuất có có nguồn đất, nguồn nước không bị ô nhiễm, cách biệt với nguồn ô nhiễm từ bên ngoài, đảm bảo để sản xuất canh tác hữu cơ.
HTX nông sản hữu cơ xóm Mòng, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) sản xuất rau theo tiêu chuẩn hữu cơ, cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Phát huy lợi thế, những năm qua, việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ được tỉnh chú trọng thực hiện. UBND tỉnh đã ban hành đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; ban hành các quy hoạch, đề án phát triển sản xuất các cây trồng chủ lực, thế mạnh của tỉnh; phân tích các yếu tố ảnh hưởng, phân tích thích nghi đất sản xuất nông nghiệp tại các vùng, khu vực sản xuất, tạo tiền đề xác định vùng, khu vực đủ điều kiện sản xuất hữu cơ phù hợp trên địa bàn tỉnh.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 9 cơ sở được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam, 1 HTX và 1 liên nhóm chứng nhận theo tiêu chuẩn PGS trong trồng trọt, 1 doanh nghiệp chăn nuôi chứng nhận theo tiêu chuẩn hữu cơ của Nhật Bản, hiện chưa có chứng nhận hữu cơ trong nuôi trồng thủy sản. Cụ thể: Có 4 HTX, 2 tổ hợp tác và 1 công ty trồng rau các loại được chứng nhận theo tiêu chuẩn hữu cơ của Việt Nam, với diện tích 17,1 ha, sản lượng 335 tấn/năm. 1 HTX và 1 nông trại trồng quả các loại (cam, bưởi) được chứng nhận theo tiêu chuẩn hữu cơ của Việt Nam, quy mô 23,8 ha, sản lượng 413 tấn. 1 liên nhóm sản xuất hữu cơ huyện Lương Sơn (quản lý 18 nhóm, 1 hộ chăn nuôi gà) chứng nhận theo tiêu chuẩn PGS trong trồng trọt, diện tích 15,4 ha, sản lượng 200 tấn, sản phẩm là rau các loại; đang trong thời gian chuyển đổi với diện tích 2,7 ha chứng nhận PGS và 80 ha chứng nhận theo tiêu chuẩn Việt Nam. 1 doanh nghiệp chăn nuôi lợn chứng nhận theo tiêu chuẩn hữu cơ nước ngoài (Nhật Bản), diện tích 0,5 ha, sản lượng thịt lợn 23,4 - 30 tấn, sản phẩm trứng gà 4,2 tấn.
Diện tích sản xuất trồng trọt hữu cơ được chứng nhận theo tiêu chuẩn của Việt Nam và chứng nhận PGS của tỉnh tăng từ 9,8 ha năm 2018 lên đến 66,3 ha năm 2020. Các sản phẩm trồng trọt hữu cơ được chứng nhận gồm: Sản phẩm rau đậu các loại, sản phẩm quả có múi, ổi. Một số đơn vị sản xuất tiêu biểu của tỉnh như: Liên nhóm rau hữu cơ huyện Lương Sơn; Công ty nông nghiệp hữu cơ Hòa Bình; nông trại hữu cơ Linh Dũng.
Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được tiêu thụ tương đối tốt, chủ yếu tại thị trường Hà Nội, đối với sản phẩm thịt lợn giá bán từ 250.000 - 300.000 đồng/kg, sản phẩm rau hữu cơ đồng giá cho các loại từ 18.000 - 20.000 đồng/kg, sản phẩm quả hữu cơ (bưởi đỏ Tân Lạc) giá bán từ 25.000 đồng/kg (từ 1 - 1,2 kg/quả); sản phẩm cam giá bán từ 30.000 - 35.000 đồng/kg.
Các sản phẩm hữu cơ được tiêu thụ cơ bản thông qua hợp đồng, như: sản phẩm rau hữu cơ Lương Sơn tiêu thụ qua hợp đồng với Công ty Vinagap, Tâm Đạt, Tràng An, Bavifam, Ecomar và các cửa hàng kinh doanh thực phẩm tại Hòa Bình; sản phẩm quả hữu cơ (bưởi Tân Lạc) bán qua hợp đồng với Công ty Bác Tôm, Tâm Đạt. Sản phẩm thịt lợn được tiêu thụ thông qua các hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch Orfarm, tầng 1, nhà b3, làng quốc tế thăng long, Dịch Vọng (Hà Nội) và cụm công nghiệp Hà Bình Phương, Văn Bình, Thường Tín (Hà Nội).
Qua 5 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, tăng trưởng ngành (GRDP) nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2016 - 2020 đạt 4,1%/năm. Tỉnh đã xác định được các nhóm sản phẩm chủ lực và sản phẩm ưu tiên thực hiện chuỗi giá trị, gồm: quả có múi (cam, bưởi); mía ăn tươi; lúa chất lượng cao và lúa hữu cơ; dược liệu; rau (cây lợi thế ở từng vùng); gia súc (trâu, bò, lợn, dê); gia cầm (gà, vịt); cá sông Đà phù hợp với điều kiện tự nhiên và các lợi thế của tỉnh. Các địa phương đã xây dựng các nhóm sản phẩm chủ lực và sản phẩm ưu tiên thực hiện chuỗi giá trị. Sở NN&PTNT đã thực hiện rà soát, xác định vùng, khu vực sản xuất hữu cơ trong trồng trọt của 7/10 huyện, thành phố. Trong đó, tổng diện tích có khả năng sản xuất trồng trọt hữu cơ được đề xuất 3.197,5 ha, gồm: huyện Đà Bắc 982 ha, Lạc Thuỷ 679,5 ha, Kim Bôi 640 ha, Tân Lạc 328,5 ha, Lạc Sơn 267 ha, Yên Thuỷ 80 ha và TP Hoà Bình 220,5 ha. Các cây trồng đề xuất sản xuất hữu cơ đa dạng, như: gạo đặc sản, cây có múi (cam, bưởi), rau các loại, chuối, mía tím, thanh long, cây dược liệu, na, gừng, khoai sọ…
Bên cạnh kết quả đạt được, diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ của tỉnh vẫn còn khiêm tốn, các khu vực sản xuất hữu cơ bước đầu ở dạng các mô hình, diện tích sản xuất nhỏ, đang trong quá trình áp dụng thử nghiệm. Thời gian tới, tỉnh tiếp tục duy trì diện tích sản xuất hữu cơ hiện có, mở rộng và chứng nhận diện tích sản xuất hữu cơ mới đáp ứng các tiêu chuẩn hiện hành. Tập trung các cây trồng chủ lực có thể mạnh như: nhóm cây có múi, nhóm rau ăn lá, nhóm rau ăn quả, mía, chè, chuối, thanh long, gạo đặc sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm... Song song với đó đẩy mạnh giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng các điểm bán sản phẩm hữu cơ.
V.H
Chính phủ đặt mục tiêu mỗi người dân có danh tính số kèm theo QR code, tiến tới đều có điện thoại thông minh vào năm 2025.
(HBĐT) - Ngày 16/6, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn cùng lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh đã làm việc với UBND huyện Tân Lạc về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), dịch vụ, giao thông, thu ngân sách và một số nhiệm vụ trọng tâm khác.
(HBĐT) - Để thực hiện song song 2 nhiệm vụ trọng tâm, vừa phòng, chống dịch (PCD) Covid-19, vừa đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, thời gian qua, Công ty Thuỷ điện Hòa Bình đã triển khai nhiều biện pháp PCD Covid-19, đảm bảo vận hành việc sản xuất điện ổn định, an toàn, đóng góp đáng kể vào phát triển KT-XH địa phương.
(HBĐT) - Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xác định là một trong những khâu đột phá quan trọng thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, thực hiện mục tiêu đưa tỉnh trở thành tỉnh hàng đầu trong khu vực Tây Bắc nhờ tăng trưởng GDP với các trụ cột tăng trưởng chính là: Du lịch sinh thái; công nghiệp xanh; nông nghiệp sạch... Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương nâng cao trách nhiệm, phối hợp với đơn vị tư vấn triển khai các bước lập quy hoạch bảo đảm chất lượng, tiến độ đề ra.
(HBĐT) - Ngày 14/6, Sở Tài chính có Công văn số 1391/STC-QLNS về việc rà soát, tiết kiệm thêm chi thường xuyên năm 2021 theo Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 08/6/2021 của Chính phủ phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2021.