Chính phủ đặt mục tiêu mỗi người dân có danh tính số kèm theo QR code, tiến tới đều có điện thoại thông minh vào năm 2025.


Theo Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 vừa được phê duyệt, Việt Nam phấn đấu thay đổi đột phá xếp hạng quốc gia, lọt vào nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số tổng thể, chỉ số tham gia điện tử, chỉ số dữ liệu mở.

Trong đó, người dân, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ số theo nhu cầu cá thể hóa, suốt cuộc đời, một cách dễ dàng, đơn giản, nhanh chóng, không giấy tờ. Mỗi hộ gia đình có địa chỉ số, có thể truy cập internet cáp quang băng rộng.


Người dân quét mã QR Code khai báo y tế điện tử khi đi qua chốt kiểm soát dịch bệnh tại quận Gò Vấp, TP HCM, tháng 6/2021. Ảnh: Quỳnh Trần

Người dân đều có hồ sơ số về sức khỏe cá nhân. Trạm y tế xã hoạt động trên môi trường số. Bệnh viện tư vấn khám, chữa bệnh từ xa. Bệnh viện công lập triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, thanh toán viện phí không dùng tiền mặt, đơn thuốc điện tử. Giá thuốc, trang thiết bị y tế, khám chữa bệnh... được công khai.

Học sinh, sinh viên có hồ sơ số về học tập cá nhân. Cơ sở đào tạo quản lý dạy và học trên môi trường số; nộp học phí không dùng tiền mặt; dùng học liệu số.

Nông dân có thể truy cập, khai thác hiệu quả nền tảng dữ liệu số về nông nghiệp; truy xuất nguồn gốc; giảm phụ thuộc vào các khâu trung gian từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng.

Người lao động có cơ hội tiếp cận việc làm và khóa học kỹ năng trực tuyến. Các tuyến đường bộ có hệ thống quản lý, điều hành thông minh. Toàn quốc triển khai thu phí điện tử không dừng; các làn thu phí bằng tiền mặt bị xóa bỏ. Việt Nam phấn đấu là nhóm ba nước có quy trình xuất nhập cảnh dễ dàng, nhanh chóng nhất Đông Nam Á. Các di sản được số hóa.

Để thực hiện những mục tiêu trên, chiến lược đề ra 5 nhiệm vụ trọng tâm gồm: hoàn thiện môi trường pháp lý; phát triển hạ tầng số; phát triển các nền tảng số và hệ thống quy mô quốc gia; phát triển dữ liệu số quốc gia; phát triển các ứng dụng, dịch vụ quốc gia; bảo đảm an toàn, an ninh mạng quốc gia.

Cơ sở dữ liệu quốc gia liên quan các dịch vụ cơ bản, thiết yếu đến người dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước sẽ được ưu tiên phát triển trước. Dữ liệu về dân cư, đất đai, doanh nghiệp là trụ cột, cần hoàn thành, đưa vào khai thác sớm.

Các lĩnh vực quan trọng được ưu tiên xây dựng dữ liệu còn có: hạ tầng không gian địa lý; bảo hiểm, y tế, an sinh xã hội; tài chính; căn cước; hộ tịch; giáo dục; đào tạo; cán bộ công chức, viên chức; nông nghiệp; lao động, việc làm; phương tiện giao thông, xây dựng, xuất nhập khẩu.

Đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu vào nhóm 30 nước dẫn đầu về Chính phủ số, theo xếp hạng của Liên Hợp Quốc.  

Theo Vnexpress.net

Các tin khác


Rà soát, tiết kiệm thêm chi thường xuyên năm 2021

(HBĐT) - Ngày 14/6, Sở Tài chính có Công văn số 1391/STC-QLNS về việc rà soát, tiết kiệm thêm chi thường xuyên năm 2021 theo Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 08/6/2021 của Chính phủ phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2021.

Huyện Đà Bắc: Chủ động các phương án để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão

(HBĐT) - Những năm qua, Đà Bắc là địa phương chịu thiệt hại lớn do thiên tai gây ra, nhất là tình trạng sạt lở đất trong mùa mưa bão. Huyện đã chủ động các phương án để đảm bảo an toàn về tài sản, tính mạng của Nhân dân, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai khi mùa mưa bão đến.

Xây dựng trên 10 nghìn công trình nước sạch, vệ sinh nhờ vốn chính sách

(HBĐT) - Theo Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh, từ đầu năm đến nay, vốn chính sách tiếp tục được huy động và truyền tải kịp thời đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh.

Kênh tín dụng trợ giúp nông dân làm giàu

(HBĐT) - Với nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, giúp phát huy hiệu quả đầu tư, tạo động lực cho nông dân tham gia các dự án; hình thành nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp theo hình thức tổ, nhóm liên kết, Quỹ hỗ trợ nông dân (HTND) đã trở thành kênh tín dụng quan trọng, trợ giúp cho nông dân phát triển sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập, đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo.

Đường thành phố Hòa Bình - Bình Thanh: Giải phóng mặt bằng trước giờ G cưỡng chế

(HBĐT) - Đường 435, đoạn TP Hòa Bình - Bình Thanh (Cao Phong) có vai trò hết sức quan trọng, mở ra cơ hội thu hút đầu tư vào khu du lịch hồ Hòa Bình. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, tổ chức thi công, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án gặp nhiều vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ và phải gia hạn nhiều lần. Để giải quyết dứt điểm tồn tại, vướng mắc về GPMB, ngày 15/4/2021, TP Hòa Bình đã ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất của 3 hộ dân trên địa bàn phường Thái Bình.

Doanh thu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ước đạt 8.154 tỷ đồng

(HBĐT) - Các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh hiện có 102 dự án đầu tư đã được cấp phép; trong đó, có 27 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 527,35 triệu USD và 75 dự án trong nước, tổng vốn đầu tư đăng ký trên 10.838 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục