Những ngày qua có thể nói là cả hệ thống chính trị và DN, người lao động đều chạy đua nước rút, mỗi người đều làm việc gấp 5 gấp 10 trước đó để sớm khôi phục lại hoạt động sản xuất, lãnh đạo tỉnh Bắc Giang chia sẻ. Đến hết 23/6, tỉnh đã thẩm định và chấp thuận cho 168 doanh nghiệp (DN) với 24.207 lao động được phép hoạt động trở lại.




Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn - Ảnh: Báo Bắc Giang

Trao đổi với Báo điện tử Chính phủ về kế hoạch phục hồi sản xuất tại tỉnh Bắc Giang, ông Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang – Trưởng Ban Chỉ đạo khôi phục sản xuất tỉnh Bắc Giang cho biết, toàn tỉnh đang phấn đấu đến 1/7, cơ bản các doanh nghiệp trong khu công nghiệp hoạt động trở lại.
Dịch COVID-19 tại Bắc Giang đã tạm qua thời điểm nóng, tỉnh đã có kế hoạch gì để khôi phục sản xuất trong thời gian tới, thưa ông?

Ông Phan Thế Tuấn: Trong giai đoạn Bắc Giang là điểm nóng về dịch COVID-19, mọi hoạt động đều ưu tiên cao cho nhiệm vụ chống dịch. Nay đã chuyển sang trạng thái mới, chúng tôi đang tập trung cao và huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ các DN sớm khôi phục hoạt động sản xuất. Việc tổ chức hoạt động sản xuất trở lại của các DN phải đảm bảo hài hòa giữa khôi phục sản xuất và yêu cầu phòng chống, dịch COVID-19.

Chúng tôi đã ban hành Phương án hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất, trong đó đã đề ra mục tiêu cụ thể, phân công rõ nhiệm vụ cho đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp, gắn với thời hạn hoàn thành, với tinh thần quyết tâm cao nhất để đẩy nhanh tiến độ khôi phục hoạt động sản xuất của các DN.

Cụ thể, toàn tỉnh đang phấn đấu đấu đến ngày 1/7/2021, hầu hết DN trong khu công nghiệp hoạt động sản xuất trở lại. Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 7/2021 đạt tối thiểu 8.000 tỷ đồng; tháng 8/2021 đạt tối thiểu 10.000 tỷ đồng; tháng 9, 10/2021 đạt tối thiểu 12.000 tỷ đồng/tháng; từ tháng 11/2021 đạt trên 15.000 tỷ đồng/tháng.

Tổng số lao động đi làm trở lại phấn đấu đến hết tháng 7/2021 đạt tối thiểu 30.000 người; đến hết tháng 8/2021 đạt tối thiểu 50.000 người; đến hết tháng 10/2021 đạt tối thiểu 100.000 người; từ cuối tháng 11/2021 đạt trên 120.000 người.
Để việc khôi phục sản xuất được hiệu quả, tỉnh có những hỗ trợ gì cho DN trong thời gian tới đây, thưa ông?

Ông Phan Thế Tuấn: Qua khảo sát từ phía DN, chúng tôi đã nắm được những khó khăn và nhu cầu cần hỗ trợ. Trước mắt, chúng tôi tập trung vào hỗ trợ những nội dung cụ thể:

Hỗ trợ DN giải quyết bài toán thiếu hụt về lao động bằng cách giúp DN đón số lao động đủ điều kiện kiểm soát nguy cơ nhiễm dịch trở lại DN làm việc; hỗ trợ DN tuyển dụng lao động mới bù đắp số lao động đang bị thiếu hụt do người lao động đã về quê, chưa sẵn sàng trở lại làm việc.

Hỗ trợ giải quyết khó khăn trong việc bố trí chỗ ở tập trung cho người lao động. Cùng với đó, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp phương án phòng, chống dịch: Thành lập Bộ phận y tế thường trực tại Khu công nghiệp (KCN) để hỗ trợ DN xử lý các tình huống phát sinh về phòng, chống dịch…

Hỗ trợ xử lý các tình huống khi xảy ra ca nhiễm, ca nghi nhiễm: Khi có tình huống ca nhiễm xảy ra, Bộ phận y tế thường trực tại KCN phải triển khai ngay việc bố trí phương tiện, nhân lực hỗ trợ doanh nghiệp xử lý tình huống.
Tỉnh cũng thực hiện ưu tiên tiêm vaccine COVID – 19 cho người lao động đang làm việc tại các DN trong các khu công nghiệp; lái xe, phụ xe vận chuyển hàng hóa của DN.



Hôm nay (24/6), TP. Bắc Giang chính thức gỡ bỏ giãn cách. Ảnh: Báo Bắc Giang

Một trong những khó khăn lớn của DN là việc di chuyển của người lao động và hàng hóa trong tình hình dịch bệnh hiện nay. Tỉnh Bắc Giang có kế hoạch cụ thể gì cho việc này, thưa ông?

Ông Phan Thế Tuấn: Việc này chúng tôi đã bàn bạc rất kỹ với DN và cũng thống nhất hỗ trợ giải quyết khó khăn trong việc bố trí chỗ ở tập trung cho người lao động. Theo đó, ngoài bố trí chỗ ở cho người lao động trong DN, chúng tôi đang tiến hành khảo sát, lập danh sách các khu nhà trọ, nhà nghỉ, khách sạn, các trường học chuyển đổi công năng đảm bảo điều kiện để tổ chức nơi lưu trú cho người lao động, từ đó giới thiệu cho doanh nghiệp thuê theo hướng "một nơi ở tập trung chỉ bố trí cho lao động của một doanh nghiệp”.

Cùng với đó, UBND các huyện, thành phố nơi có KCN sẽ bố trí dự phòng khu vực cách ly tập trung. Trong tình huống xảy ra ca nhiễm, ca nghi nhiễm mà DN không tự bố trí được nơi cách ly tập trung thì hỗ trợ địa điểm cách ly, DN chỉ phải lo công tác hậu cần cho người lao động.

Về cơ bản, phương án đưa đón công nhân tại gia đình và tạo thuận lợi do DN trong tuyển dụng lao động mới được người dân, DN rất ủng hộ và phấn khởi. Đến nay, toàn tỉnh Bắc Giang đã có 32.000 công nhân được xác định đủ điều kiện đi làm.

Xin ông cho biết rõ hơn, hiện công tác hỗ trợ này đã được thực hiện như thế nào để đảm bảo được tiêu chí an toàn nhưng vẫn khẩn trương nhất để phục hồi sản xuất?

Ông Phan Thế Tuấn: Chúng tôi đã thành lập Ban Chỉ đạo khôi phục hoạt động sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Để giúp việc hiệu quả cho Ban Chỉ đạo, chúng tôi thành lập 8 Tổ giúp việc theo từng mảng công việc để hỗ trợ kịp thời hoạt động khôi phục sản xuất kinh doanh của các DN.

Để đảm bảo được tiêu chí an toàn khi khôi phục lại hoạt động sản xuất, các DN hoạt động sản xuất trở lại chỉ sử dụng lao động đã được xét nghiệm âm tính với COVID-19 và đã được theo dõi, kiểm soát nguy cơ lây nhiễm dịch. Khâu đầu vào của lao động chúng tôi thực hiện xét nghiệm, sàng lọc rất kỹ từ khi đón về doanh nghiệp, vào vùng đệm của doanh nghiệp thực hiện xét nghiệm và theo dõi sức khỏe chỉ khi đảm bảo âm tính với COVID-19 mới đưa vào làm việc trong DN.

Vấn đề khẩn trương nhất để phục hồi sản xuất đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn không chỉ từ phía DN mà cần có sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị. Những ngày qua có thể nói là cả hệ thống chính trị và DN, người lao động đều chạy đua nước rút, mỗi người đều làm việc gấp 5 gấp 10 trước đó để sớm khôi phục lại hoạt động sản xuất.

Hiện nay, khó khăn nhất của tỉnh Bắc Giang khi khôi phục hoàn toàn sản xuất là gì, thưa ông?

Ông Phan Thế Tuấn: Sau những tổn thất nặng nề từ dịch bệnh thì không một địa phương nào lại không có khó khăn khi khôi phục lại các hoạt động kinh tế - xã hội. Tỉnh Bắc Giang cũng đã chủ động, nỗ lực thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục khó khăn khôi phục lại hoạt động sản xuất.

Tuy nhiên, có một số khó khăn mà tự tỉnh không giải quyết được, rất cần sự hỗ trợ của Trung ương, của các tỉnh bạn đó là: Chính sách của Trung ương hỗ trợ các doanh nghiệp, người lao động, người dân bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 (chính sách về miễn, giảm thuế; gia hạn đóng bảo hiểm xã hội; giãn, khoanh, gia hạn các khoản vay ngân hàng, lãi suất ngân hàng…); sự hỗ trợ của các tỉnh bạn trong việc tháo gỡ khó khăn trong khâu lưu thông đối với các phương tiện vận tải hàng hóa đi đến tỉnh Bắc Giang.

Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!

Theo Bao chính Phủ


Các tin khác


Sát sao chỉ đạo giải quyết vướng mắc các dự án đầu tư trọng điểm

(HBĐT) - Ngày 7/4/2021, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 752/QĐ-UBND về thành lập tổ công tác chỉ đạo triển khai các dự án đầu tư ngoài ngân sách và các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh, để thực hiện nhiệm vụ giải quyết vướng mắc, khó khăn cho các dự án đầu tư sử dụng vốn trong và ngoài ngân sách Nhà nước (NSNN) cần đẩy nhanh tiến độ, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, giải quyết việc làm và tăng nguồn thu NSNN cho tỉnh.

Đổi thay từ tín dụng chính sách 

(HBĐT) - Có vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), công cuộc giảm nghèo và nâng cao thu nhập của người dân đã bớt nan giải hơn. Từ vốn chính sách, hàng năm, trên địa bàn tỉnh có thêm hàng nghìn công trình nước sạch và vệ sinh được xây dựng, góp phần hoàn thành tiêu chí về môi trường, một tiêu chí khó trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

Khẳng định vị thế nông dân trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Với tổng số trên 131.000 hội viên nông dân (HVND), chiếm hơn 80% hộ nông nghiệp toàn tỉnh và là lực lượng lao động chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, giai cấp nông dân không chỉ có vai trò quan trọng trong đời sống KT-XH mà còn trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Họ đích thực là chủ thể của quá trình này.

Bài 2 - Phát huy vai trò chủ thể, nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới

Thành phố Hòa Bình: Siết chặt quản lý đô thị

(HBĐT) - Sau sáp nhập đơn vị hành chính theo Nghị quyết số 830 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, TP Hòa Bình có 19 đơn vị hành chính, gồm 12 phường, 7 xã, với tỷ lệ đô thị hoá khoảng 78,1%, tốc độ đô thị hoá giai đoạn 2016 - 2020 là 6,5%. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền thành phố đã triển khai nhiều giải pháp về quy hoạch, quản lý quy hoạch, tăng cường quản lý đô thị (QLĐT), huy động nguồn lực đầu tư chỉnh trang, nâng cấp hạ tầng đô thị, đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra, bảo đảm trật tự đô thị - Đồng chí Hoàng Văn Minh, Phó Bí thư TT Thành ủy cho biết.

Nắng nóng gay gắt kéo dài – nâng cao ý thức sử dụng điện, nước tiết kiệm, hợp lý

(HBĐT) - Những ngày này, trên địa bàn tỉnh lại tiếp tục hứng chịu đợt nắng nóng gay gắt diện rộng. Theo tin của Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, do ảnh hưởng của rìa phía Đông Nam vùng áp thấp nóng phía Tây, kết hợp với hiệu ứng phơn nên khu vực tỉnh có nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến 37-39 độ, có nơi trên 41 độ. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày trong đợt nắng nóng này phổ biến 40-55%. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 10-19h. Rủi ro thiên tai do nắng nóng được cảnh báo ở cấp độ 1.

Đẩy mạnh phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học

(HBĐT) - BTV Tỉnh ủy vừa ban hành Kết luận số 182-KL/TU về kết quả 5 năm thực hiện Kế hoạch số 57-KH/TU, ngày 20/12/2016 của BTV Tỉnh ủy "thực hiện Kết luận số 06-KL/TW, ngày 1/9/2016 của Ban Bí thư khóa XII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Ban Bí thư khóa IX về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục