(HBĐT) - Ngày 29/6, tại xã Trung Thành (Đà Bắc), Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh phối hợp với Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hòa Bình tổ chức đánh giá khảo nghiệm mô hình trồng cây gai xanh AP1.
Các đại biểu tham gia
đánh giá hiệu quả mô hình tại khu sản xuất.
Cây gai xanh AP1 có tiềm năng sinh khối lớn, trồng 1
lần lưu gốc tới 5-10 năm, thời gian sinh trưởng ngắn, có thể thu hoạch 5-6
lần/năm, bình quân thu nhập có thể đạt trên 200 triệu đồng/ha. Đây là cây
nguyên liệu hàng đầu làm sợi dệt cho ngành may mặc, đã được trồng thành công và
xem là cây làm giàu ở một số tỉnh như Thanh Hóa,
Sơn
La...
Mô hình trồng cây gai xanh AP1 được trồng thí điểm tại
một số xóm của xã Trung Thành kể từ tháng 4/2021 trên tổng diện tích 8,02
ha, gần 20 hộ tham gia. Đáng chú ý, mô hình được thực hiện theo
chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ. Trong đó, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
Hòa Bình cung cấp nguồn giống, đồng hành về kỹ thuật và trực tiếp thu mua toàn
bộ sản phẩm cho bà con.
Thu hút sự quan tâm của lãnh đạo UBND xã, đại diện các
bí thư chi bộ và trưởng xóm, các hộ tham gia mô hình, chương trình đánh giá cao
hiệu quả kinh tế mà mô hình mang lại, đặc biệt là phù hợp với điều kiện khí
hậu, thổ nhưỡng, khả năng canh tác và đảm bảo tính ổn định của "đầu ra”. Việc
đánh giá kết quả bước đầu mô hình trồng thử nghiệm là cơ sở để tới đây tỉnh tổ
chức hội thảo nhân rộng.
Bùi Minh
(HBĐT) - Ngày 29/6, Liên minh HTX tỉnh tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại (XTTM) và phát triển vùng nguyên liệu cho sản phẩm dược liệu. Dự hội nghị gồm 6 doanh nghiệp (DN) trong và ngoài tỉnh có nhu cầu về mua, phát triển vùng dược liệu của tỉnh và hơn 20 HTX chuyên sản xuất dược liệu của tỉnh.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.
(HBĐT) - Ngày 17/12/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hòa Bình. Theo đó, toàn tỉnh giảm 1 ĐVHC cấp huyện (sau khi nhập huyện Kỳ Sơn vào TP Hòa Bình) và giảm 59 ĐVHC cấp xã, phường, thị trấn. Thực tế cho thấy, sau khi sáp nhập các ĐVHC, có rất nhiều khó khăn được đặt ra như sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức; ổn định chỗ làm việc, cơ sở vật chất cho cán bộ, thuận tiện cho người dân đến giao dịch… Trong đó, việc sắp xếp quản lý, xử lý tài sản công (TSC) nói chung và trụ sở làm việc nói riêng là vấn đề hết sức cần thiết và cấp thiết.
(HBĐT) - Xã Quang Tiến (TP Hòa Bình) có tuyến đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình chạy qua, nằm trong địa bàn chiến lược, có nhiều tiềm năng về phát triển công nghiệp của tỉnh. Trên địa bàn quy hoạch khu công nghiệp (KCN) Yên Quang và cụm công nghiệp (CCN) Tiên Tiến. Đến nay, tiến độ triển khai CCN Tiên Tiến nhanh hơn rất nhiều KCN Yên Quang.
(HBĐT) - Sau hơn 2 năm triển khai, mô hình trồng cây dược liệu tại xã Yên Hòa đã đem lại những hiệu quả kinh tế thiết thực. Đây là mô hình có nhiều triển vọng được huyện Đà Bắc chú trọng nhân rộng trong thời gian tới.
(HBĐT) - Với mục tiêu phấn đấu về đích nông thôn mới (NTM) vào cuối năm nay, thời gian qua, xã Bắc Phong (Cao Phong) đã huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ Nhân dân phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Từ đó đạt được những kết quả đáng khích lệ, đến hết năm 2020, xã đã hoàn thành 15/19 tiêu chí xây dựng NTM. Đối với các tiêu chí chưa đạt, xã triển khai kế hoạch, phân công cụ thể cho các thành viên phụ trách thực hiện.