(HBĐT) - Xã Quang Tiến (TP Hòa Bình) có tuyến đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình chạy qua, nằm trong địa bàn chiến lược, có nhiều tiềm năng về phát triển công nghiệp của tỉnh. Trên địa bàn quy hoạch khu công nghiệp (KCN) Yên Quang và cụm công nghiệp (CCN) Tiên Tiến. Đến nay, tiến độ triển khai CCN Tiên Tiến nhanh hơn rất nhiều KCN Yên Quang.


Chủ đầu tư cụm công nghiệp Tiên Tiến, xã Yên Quang (TP Hòa Bình) tiến hành san lấp mặt bằng.

Cụm công nghiệp Tiên Tiến được thành lập theo Quyết định số 1123/QĐ-UBND, ngày 22/5/2020 của UBND tỉnh. Chủ đầu tư là Công ty CP thương mại Dạ Hợp, diện tích quy hoạch 63,1 ha, tổng mức đầu tư dự kiến 550 tỷ đồng, tiến độ thực hiện 42 tháng. Ngay sau khi thành lập, chủ đầu tư đã tiến hành các thủ tục lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ xây dựng 1/500 và các thủ tục cần thiết trong vòng 6 tháng, thực hiện xây dựng trong vòng 3 năm, chia làm 2 kỳ đầu tư. Trong đó, kỳ 1 đã giải phóng mặt bằng (GPMB) và đầu tư cuốn chiếu, diện tích 40 ha trong vòng 18 tháng, gồm các hạng mục như: GPMB, thiết kế xây dựng các thủ tục khác; 12 tháng xây dựng các hạng mục san lấp mặt bằng, trạm xử lý nước thải tập trung, hệ thống giao thông, cây xanh, cấp điện, chiếu sáng... Kỳ 2 GPMB 31 ha còn lại, 12 tháng xây dựng các hạng mục đồng bộ để thu hút đầu tư. Theo Sở Công Thương, chủ đầu tư CCN chủ động phối hợp chính quyền TP Hòa Bình và các ngành chức năng để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong GPMB, thực hiện các thủ tục bảo đảm tiến độ đề ra.

Về GPMB, đến nay, tổng diện tích thực hiện dự án là 656.255,2 m2 đất các loại của hơn 400 hộ, 1 tổ chức tại xóm Trung Mường, xóm Mè, xã Quang Tiến; thôn Luồng Lặt, xã Yên Trung, huyện Thạch Thất (Hà Nội). Bắt đầu thực hiện công tác GPMB từ tháng 7/2020, đã GPMB được 80% diện tích, số đã phê duyệt chi trả và ứng chi trả được 116 tỷ đồng, bàn giao đất sạch cho nhà đầu tư (NĐT) 538.142 m2. Hiện tiếp tục tổng hợp để trình thẩm định, phê duyệt, chi trả, sớm bàn giao đất cho NĐT triển khai thực hiện. NĐT đã san lấp mặt bằng được khoảng 40% diện tích. Theo Sở Công Thương, đã có nhiều doanh nghiệp thứ phát đăng ký đầu tư tại CCN Tiên Tiến. Chủ đầu tư đang phối hợp với các ngành chức năng và chính quyền giải quyết dứt điểm khó khăn về mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng theo quy định.

Trong khi chủ đầu tư CCN Tiên Tiến quyết liệt triển khai dự án, thì KCN Yên Quang được coi là "tiến độ rùa” thực hiện chậm so với yêu cầu nhiều.

KCN Yên Quang được quy hoạch nằm dọc tuyến đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình, do Công ty CP An Việt Hòa Bình làm chủ đầu tư, tổng diện tích lập quy hoạch 200,1 ha, tổng vốn đầu tư xây dựng trên 1.600 tỷ đồng. Theo kế hoạch, từ tháng 1 - 12/2018 thực hiện các thủ tục về đầu tư xây dựng, GPMB giai đoạn 1 khoảng 36 ha; từ tháng 1 - 12/2019, xây dựng hạ tầng, GPMB giai đoạn 2 khoảng 164 ha còn lại; từ tháng 1/2020 - 12/2021, hoàn thành toàn bộ hạ tầng KCN Yên Quang. Theo báo cáo của UBND TP Hòa Bình, tháng 12/2019 và tháng 1/2020, UBND huyện Kỳ Sơn (nay là UBND TP Hòa Bình) đã ban hành 3 quyết định thu hồi đất với diện tích 20,2 ha, 3 quyết định phê duyệt dự toán, phương án bồi thường, hỗ trợ với số tiền 54,4 tỷ đồng.

Tháng 1/2020, chủ đầu tư (Công ty CP An Việt Hòa Bình) chuyển kinh phí lần 1 với số tiền 28,8 tỷ đồng. Chính quyền đã tổ chức chi trả xong và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư 10,3 ha. Số kinh phí còn thiếu 25,6 tỷ đồng, diện tích thu hồi 9,9 ha. UBND thành phố đã ban hành 3 văn bản đề nghị chủ đầu tư chuyển kinh phí để chi trả bồi thường, hỗ trợ. Ngày 28/5, Công ty CP An Việt Hòa Bình chuyển bổ sung kinh phí đợt 2 là 11,6 tỷ đồng, Trung tâm Phát triển quỹ đất đã tiến hành chi trả theo quy định. Tháng 9/2020, chủ đầu tư chuyển nốt số tiền đợt 1 là 13,9 tỷ đồng và tổ chức chi trả đầy đủ cho các hộ gia đình, cá nhân.

Theo UBND TP Hòa Bình, việc chủ đầu tư chậm chuyển tiền chi trả đợt 1 ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ triển khai GPMB dự án cũng như việc GPMB các dự án khác trên địa bàn. Đồng thời, việc phối hợp của chủ đầu tư không được kịp thời, ảnh hưởng tới kế hoạch bồi thường, GPMB dự án.

Trước đó, làm việc với các đoàn công tác của tỉnh, Công ty CP An Việt Hòa Bình cam kết huy động nguồn lực để tổ chức GPMB, đầu tư hạ tầng KCN Yên Quang đồng bộ, kết nối theo kế hoạch.

Chủ tịch UBND TP Hòa Bình Bùi Quang Điệp cho biết: Việc đầu tư hạ tầng công nghiệp chậm ảnh hưởng lớn đến môi trường đầu tư, phát triển công nghiệp của tỉnh. Nhiều NĐT thứ phát tìm đất sạch để đầu tư nhưng không có. Riêng đối với công tác GPMB, chính quyền cam kết không có khó khăn, vướng mắc lớn, các chủ đầu tư cần tập trung nguồn lực để triển khai dự án đầu tư hạ tầng bảo đảm tiến độ đề ra.


Lê Chung


Các tin khác


Phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu năm 2021

(HBĐT) - Văn phòng Tỉnh ủy vừa ban hành Thông báo số 550-TB/VPTU về Kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại hội nghị giao ban chuyên đề: Thực trạng và giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trên địa tỉnh; giải pháp hoàn thành nhiệm vụ thu tiền sử dụng đất (SDĐ) năm 2021 và các năm tiếp theo.

Huyện Lạc Sơn: Sẵn sàng các điều kiện sản xuất vụ mùa, hè thu

(HBĐT) -  Vụ mùa, hè thu là vụ sản xuất có điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng cây trồng, là vụ có diện tích gieo cấy lớn nhất, làm tăng diện tích, sản lượng cây trồng và tổng giá trị sản xuất cả năm. Do đó, để thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất cả năm, huyện Lạc Sơn đã chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các địa phương chuẩn bị điều kiện tốt nhất để bước vào sản xuất vụ mùa, hè thu; mở rộng diện tích các loại cây trồng, không để đất trống; chỉ đạo chăm sóc, thâm canh cây trồng…

Đẩy nhanh tiến độ thu ngân sách từ tiền sử dụng đất

(HBĐT) - Năm 2021, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh được Chính phủ giao 4.358,4 tỷ đồng, HĐND tỉnh giao 5.070 tỷ đồng. Trong đó, riêng thu tiền sử dụng đất (SDĐ) Chính phủ giao 1.500 tỷ đồng, HĐND tỉnh giao 1.700 tỷ đồng. Đây là số giao khá lớn, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, khẩn trương với quyết tâm rất cao của các sở, ngành liên quan, các huyện, thành phố mới có thể đạt được kế hoạch đề ra.

Bắc Giang: Chạy đua nước rút để khôi phục sản xuất

Những ngày qua có thể nói là cả hệ thống chính trị và DN, người lao động đều chạy đua nước rút, mỗi người đều làm việc gấp 5 gấp 10 trước đó để sớm khôi phục lại hoạt động sản xuất, lãnh đạo tỉnh Bắc Giang chia sẻ. Đến hết 23/6, tỉnh đã thẩm định và chấp thuận cho 168 doanh nghiệp (DN) với 24.207 lao động được phép hoạt động trở lại.

Sản lượng cá thu hoạch ước đạt 3,88 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao hồ. Hiện, toàn tỉnh có 2,7 nghìn ha diện tích mặt nước, trên 4,7 nghìn lồng nuôi cá và có 33 trang trại, HTX nuôi trồng thủy sản. Trong tháng 5, sản lượng cá thu hoạch đạt 958 tấn, trong đó, sản lượng cá khai thác 150 tấn, sản lượng cá nuôi 808 tấn.

Huyện Lương Sơn phát triển và nâng hạng sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Đến thời điểm hiện tại, huyện Lương Sơn có 8 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, gồm: Thịt gà thả vườn Thuận Phát, bưởi diễn Tân Thành, chuối Viba, mật ong Lâm Sơn, thịt dê núi Lương Sơn, trứng vịt Hùng Tiến, ổi lê Mỹ Tân và bưởi diễn Mỹ Tân. Đây là tiền đề quan trọng, tạo động lực để huyện tiếp tục xây dựng, phát triển và nâng hạng cho sản phẩm OCOP.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục