(HBĐT) - Cách trung tâm huyện 23 km, xã Tân Minh (Đà Bắc) có 8 xóm, 1.004 hộ, 4.025 nhân khẩu, trên 90% người dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm qua, Đảng ủy, chính quyền xã luôn quan tâm, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, khuyến khích người dân tích cực sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế, tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo của xã vẫn chiếm trên 43,4%, đời sống người dân còn nhiều khó khăn.

 


Mô hình chăn nuôi của gia đình anh Hà Văn Nhất, xóm Diều Luông, xã Tân Minh (Đà Bắc) cho thu nhập 40 - 50 triệu đồng/năm.

Đồng chí Lò Văn Lại, Chủ tịch UBND xã cho biết: "Là xã vùng cao, cách xa trung tâm huyện, địa hình đồi núi khó canh tác, đất sản xuất manh mún, thiếu bãi bằng để trồng cấy, xây dựng nhà xưởng sản xuất, khí hậu khắc nghiệt về mùa đông, thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, mưa lũ, giao thông khó khăn nên việc triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, tập quán canh tác thuần nông, nhận thức người dân còn hạn chế, khó tiếp cận kỹ thuật, công nghệ mới, lực lượng lao động trẻ tại địa phương còn thiếu, công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn chưa đạt nhiều hiệu quả”.

Sản xuất nông, lâm nghiệp là nguồn thu nhập chủ yếu của người dân. Hiện, toàn xã gieo trồng 190 ha lúa, 331 ha sắn, chăn nuôi 836 con trâu, 913 con bò, 1.230 con lợn, trên 15.000 con gia cầm. Tuy vậy, diện tích trồng cấy thường xuyên gặp thiệt hại bởi ảnh hưởng thiên tai, mưa lũ, có hộ mất trắng; vẫn còn trâu, bò chết rét mùa đông, thiệt hại do dịch bệnh, giao thông đi lại khó khăn nên bị tư thương ép giá. Tổng diện tích rừng sản xuất toàn xã đạt trên 2.000 ha, gồm nhiều loại cây: Keo, bồ đề, trẩu, lát… nhưng địa bàn chưa có cơ sở chế biến lâm sản, giá trị từ sản xuất lâm nghiệp đem lại không cao. Đến nay, thu nhập bình quân của xã đạt 20,5 triệu đồng/người/năm.

Đẩy mạnh sản xuất, thay đổi nhận thức, cách làm, nâng cao thu nhập cho người dân, xã đã phối hợp Trung tâm Khuyến nông huyện tổ chức các lớp tập huấn chăn nuôi gà, trồng cây lâm nghiệp, trao đổi kinh nghiệm, hướng dẫn bà con phương pháp chăm sóc đúng kỹ thuật. Hiện, xã trồng thử nghiệm cây mận cơm, quế, đẩy mạnh chăn nuôi bò, lợn, khuyến khích chế biến lâm sản tại chỗ, tăng thu nhập cho người dân. Hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, xã triển khai các khoản vốn vay chính sách, ưu đãi thông qua các kênh tín dụng, ủy thác. Tổng dự nợ từ Ngân hàng CSXH trên địa bàn đạt 23,4 tỷ đồng, chủ yếu là cho vay hộ nghèo, cận nghèo, sản xuất - kinh doanh, việc làm; dư nợ Ngân hàng NN&PTNT đạt gần 30 tỷ đồng, toàn xã có 14 tổ tiết kiệm và vay vốn. Nhiều khoản vốn vay đã phát huy hiệu quả, xây dựng mô hình chăn nuôi đem lại thu nhập ổn định cho các hộ dân. 

Thăm mô hình chăn nuôi của gia đình anh Hà Văn Nhất ở xóm Diều Luông, anh Nhất cho biết: "Từ khoản vay sản xuất 30 triệu đồng của Ngân hàng CSXH và khoản vay anh em, bạn bè, tôi đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm… Đến nay đã có 3 con trâu, bò, 4 con lợn, trên 100 con gà, gia đình đã thoát nghèo bền vững, thu nhập đạt khoảng 40 - 50 triệu đồng/năm”.

Tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ, xã tích cực xây dựng cơ sở hạ tầng, sửa chữa các tuyến đường giao thông, công trình thủy lợi nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo cho người dân. Từ đầu năm đến nay, xã đã cứng hóa 800 m đường xóm Diều Vồ, huy động người dân nạo vét các tuyến kênh mương, phát dọn hành lang giao thông. Nhưng do xã thường xuyên hứng chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, mưa lũ nên công trình giao thông nhanh xuống cấp, sạt lở, ảnh hưởng đến giao thương và đi lại của người dân. 

Nhằm khắc phục khó khăn trong công tác xóa đói, giảm nghèo, cải thiện, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân, xã mong muốn tiếp tục được hỗ trợ vốn vay, con giống, tìm hướng giải quyết việc làm trong lúc nông nhàn. Quan tâm hỗ trợ về cơ chế, tạo điều kiện về giao thông, điện đến các cơ sở, xưởng sản xuất, từ đó góp phần nâng cao đời sống, giải "bài toán” giảm nghèo còn dang dở.
 

 Hoàng Anh


Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục