(HBĐT) - Tổng diện tích cây ăn quả có múi (CAQCM) toàn tỉnh hiện đạt 10.840 ha, diện tích kinh doanh 6.870 ha. Những năm qua, đối với CAQCM, tỉnh xác định cam và bưởi là 2 trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Do đó, việc quan tâm, xây dựng các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, chính sách để đầu tư phát triển được tỉnh quan tâm, chỉ đạo thực hiện.

 


Nông dân xã Ngọc Lương (Yên Thuỷ) áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ để nâng cao chất lượng sản phẩm cây bưởi.

Tại họp báo công bố số liệu thống kê    KT-XH 6 tháng đầu năm, đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Trong 6 tháng đầu năm, diện tích CAQCM tuy giảm 780 ha so với năm 2020 nhưng sản lượng tăng, do diện tích kinh doanh đến thời kỳ thu hoạch và trình độ thâm canh của người dân ngày càng cao. Tỉnh cũng là một trong những địa phương được đánh giá có trình độ thâm canh cây cam tốt nhất, năng suất bình quân CAQCM cao nhất cả nước (khoảng 22 tấn/ha), trong khi năng suất bình quân cả nước chỉ đạt khoảng trên 10 tấn/ha. Ước tính trong 6 tháng đầu năm, sản lượng cam thu hoạch đạt 22.163,5 tấn, sản lượng bưởi đạt 14.726 tấn; so với cùng kỳ năm 2020, sản lượng cam bằng 109,79%, bưởi bằng 113,32%. 

Đạt được kết quả trên, thời gian qua, tỉnh đã chỉ đạo ngành chuyên môn, các địa phương quan tâm nghiên cứu, chuyển giao biện pháp, kỹ thuật canh tác cho các cơ sở, HTX, hộ sản xuất nhằm cải tạo, phục hồi, nâng cao chất lượng mẫu mã quả, xây dựng thương hiệu… Thực hiện đề án "Xây dựng và phát triển sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực theo chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực phẩm giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”, ngành Nông nghiệp tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, truy xuất nguồn gốc (TXNG) cho các sản phẩm. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của ngành nông nghiệp và các địa phương, nhiều mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã hình thành. Hiện, toàn tỉnh có 100 chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn, trong đó, 39 chuỗi sản xuất quả có múi với quy mô 3702,48 ha, sản lượng đạt 63.510,6 tấn/năm. Nhiều mô hình sản xuất liên kết của các HTX, hộ sản xuất áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ, VietGAP như: HTX sản xuất, chế biến và tiêu thụ bưởi đỏ Tân Lạc - Hòa Bình, xã Tử Nê (Tân Lạc); HTX 3T nông sản Cao Phong, khu 1, thị trấn Cao Phong (Cao Phong); HTX nông trại xanh Gfarm    Việt Nam, thôn Đồng Huống, xã Thống Nhất (Lạc Thủy)…

Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất CAQCM vẫn đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian tới như: Việc ồ ạt phát triển diện tích CAQCM không nằm trong quy hoạch của nhiều nông dân khiến giá bán giảm, thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm; sản phẩm tiêu thụ chủ yếu là quả ăn tươi, chưa có nhiều tổ chức, cá nhân tham gia trong khâu chế biến, chế biến sâu; việc phát triển sản xuất - tiêu thụ theo chuỗi còn chậm, chủ yếu tiêu thụ qua tư thương; quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, phân tán, chất lượng quả chưa đồng đều, mẫu mã sản phẩm chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng; kỹ thuật canh tác, chăm sóc của nông dân thiếu bài bản trong phát hiện, xử lý các loại sâu bệnh gây hại trên những diện tích trồng tái canh; ở những địa phương mới phát triển CAQCM, nông dân còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm canh tác, phòng trừ sâu bệnh...

Để phát triển bền vững vùng sản xuất CAQCM trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông sản chủ lực, trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó, tập trung đẩy mạnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch đã phê duyệt, chú trọng phát triển các vùng sản xuất tập trung, hàng hóa lớn. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân trồng các loại cây phù hợp thổ nhưỡng; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, phòng trừ sâu bệnh vào sản xuất CAQCM; tăng cường ứng dụng công nghệ cao vào các khâu của quá trình sản xuất để tăng năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm. Từng bước thu hút các doanh nghiệp đầu tư, phát triển công nghiệp sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm CAQCM; tăng cường công tác xúc tiến thương mại, làm tốt công tác giới thiệu, quảng bá sản phẩm, TXNG… 

Đồng chí Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết thêm: Sở đã tích cực tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt Đề án tái canh CAQCM đến năm 2030, trong đó, diện tích tái canh cam Cao Phong 1.500 ha. Bên cạnh đó, chỉ đạo đơn vị chuyên môn, các địa phương đẩy mạnh ứng dụng KHCN, tăng cường công tác phòng trừ sâu bệnh, đưa những bộ giống mới vào sản xuất. Cân đối lại các giống chín sớm, trung bình và chín muộn; đưa những giống ít và không hạt, có chất lượng tốt vào trồng rải vụ để đảm bảo nhóm giống chín muộn tăng lên, giảm biên độ nhóm chín trung bình nhằm đẩy giá thành chung của sản phẩm tăng lên. Thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, ngành nông nghiệp duy trì diện tích CAQCM đến năm 2025 là 14.000 ha.

Thu Hằng

Các tin khác


Hội Nông dân xã Hợp Tiến hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế

(HBĐT) - Kịp thời động viên tinh thần, hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế bằng nhiều hình thức, Hội Nông dân xã Hợp Tiến (Kim Bôi) trở thành điểm tựa, ngôi nhà chung để hội viên nông dân gửi gắm niềm tin, quyết tâm vượt qua khó khăn vươn lên xóa đói, giảm nghèo. 

Ra mắt điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Ngày 13/7, Sở Công Thương phối hợp với Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh, HTX Nông nghiệp và thương mại Sông Đà 6 tổ chức lễ ra mắt điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tỉnh Hòa Bình, tại địa chỉ số 3, đường Hoàng Diệu, phường Phương Lâm, TP Hòa Bình. Dự lễ ra mắt có lãnh đạo Sở Công Thương, Hội Nông dân tỉnh, Liên minh HTX tỉnh...           

Đưa sản phẩm OCOP thích ứng với tình hình dịch Covid-19

(HBĐT) - Đưa sản phẩm lên sàn giao dịch điện tử, bán hàng qua facebook, zalo; điều chỉnh kế hoạch sản xuất; chủ động nghiên cứu, tìm hiểu để hoàn thiện hồ sơ, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm... Đó là những giải pháp các chủ thể có sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, các chủ thể đăng ký tham gia Chương trình OCOP năm nay đang thực hiện để thích ứng với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.

Cấp thiết đầu tư phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(HBĐT) - Mặc dù được các cấp, các ngành quan tâm, chăm lo nhưng do xuất phát điểm thấp, đến nay, kết cấu hạ tầng KT-XH vùng dân tộc thiểu số của tỉnh còn bất cập, thiếu đồng bộ. Kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, chưa mang tính hàng hóa. Đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn, chưa có nhiều điều kiện, cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng nguy cơ tái nghèo rất cao; vẫn tồn tại hủ tục lạc hậu và tệ nạn xã hội, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định an ninh chính trị...

Hội Phụ nữ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu

(HBĐT) - Góp phần thiết thực thực hiện phong trào thi đua "Phụ nữ Hòa Bình chung sức xây dựng nông thôn mới”, từ đầu năm đến nay, các cấp Hội LHPN trong tỉnh đã phối hợp thực hiện các hoạt động xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu đạt kết quả tích cực.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 14,93%

(HBĐT) - Theo đánh giá của UBND tỉnh, từ đầu năm đến nay, tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động dịch vụ như: Lưu trú, ăn uống, du lịch. Tuy nhiên, các hoạt động thương mại điện tử, dịch vụ bưu chính viễn thông, bảo hiểm lại có bước phát triển vượt bậc, phát huy được lợi thế trong tình hình dịch bệnh khi các hình thức thương mại truyền thống gặp nhiều khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục