(HBĐT) - Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Hùng Sơn (Kim Bôi) đã lồng ghép thực hiện các chương trình, dự án của T.Ư, địa phương để đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo tại những xóm đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Nhờ vậy, đời sống của bà con từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân của người dân đạt trên 21 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 8 - 10%/năm.


Một số hộ dân xóm Bà Rà, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) mạnh dạn phát triển kinh tế từ trồng chè.

Theo Quyết định số 433/QĐ-UBDT, ngày 18/6/2021 phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, xã còn 5 xóm ĐBKK là: Mát, Bưa Cầu, Bà Rà, Chỉ Ngoài, Suối Kho. Dân số của 5 xóm chiếm 40% dân số toàn xã. Nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo đà cho công tác giảm nghèo tại các xóm ĐBKK, cấp ủy, chính quyền xã huy động nhiều nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nông thôn. Các tuyến đường giao thông tới 5 xóm khang trang, thuận lợi cho việc giao thương. Hiện, chỉ còn duy nhất tuyến đường từ xóm Bưa Cầu đi Bà Rà đang thi công, tổng mức đầu tư 13 tỷ đồng. 

Người dân các xóm ĐBKK chủ yếu làm nông nghiệp, chăn nuôi, trồng rừng. Tạo đòn bẩy giúp đỡ người dân, cấp ủy, chính quyền xã lồng ghép chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, dự án giảm nghèo của huyện và hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất… Ngoài ra, hàng năm, Trung tâm Học tập cộng đồng xã phối hợp Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh mở lớp đào tạo nghề nông thôn; tập huấn kiến thức trồng cây có múi, chăm sóc chè, cải thiện chất lượng củ sả; hỗ trợ phân bón, cây giống cho nhiều hộ nghèo, cận nghèo. Từ đó, 5 xóm ĐBKK đã khai thác được lợi thế đất đồi rừng để trồng keo, bương, luồng, sả, chè; chăn nuôi gia súc, gia cầm…

Bà Rà là xóm người Dao. Bà con chủ yếu phát triển chăn nuôi nông hộ, trồng rừng nên thu nhập chưa cao. Từ năm 2006 đến nay, một số hộ đã mạnh dạn trồng thử cây chè và nhận thấy cây chè phù hợp thổ nhưỡng, khí hậu nên sinh trưởng, phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng keo, bương. Chè Bà Rà có hương vị thơm, nước xanh, được người dân các vùng lân cận ưa chuộng. Giá bán chè khô từ 100.000 - 150.000 đồng/kg. Tổng diện tích chè toàn xóm hơn 2 ha. Nhờ trồng chè, đời sống của một số hộ dân khá giả. Sự cần mẫn, chăm chỉ cùng tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau của bà con đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xóm còn 10,3%. 

Hiện, Suối Kho là xóm khó khăn nhất, tỷ lệ hộ nghèo của xóm chiếm 12,7%. Ông Lý Sinh Chung, Trưởng xóm chia sẻ: Suối Kho là xóm của người Dao, với 63 hộ sinh sống đoàn kết, gắn bó. Cuộc sống của bà con chủ yếu dựa vào trồng rừng, chăn nuôi nhỏ lẻ. Với nhiều chính sách hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ cây, con giống, nhiều hộ đã nỗ lực vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu như gia đình anh Triệu Văn Tuấn tận dụng 1 ha đất đồi để trồng keo. Năm 2020, gia đình anh đã thoát khỏi hộ cận nghèo. Tuy nhiên, trong xóm vẫn còn nhiều hộ nghèo do thiếu kinh nghiệm sản xuất; do dịch Covid-19, nhiều bà con đi làm mất việc; nông sản rớt giá, khó tiêu thụ như thời điểm hiện tại, bà con rất khó khăn trong việc tiêu thụ măng, giá bán chỉ khoảng 6.000 đồng/kg. 

Đồng chí Nguyễn Khắc Thành, Chủ tịch UBND xã trăn trở: Cái khó nhất tại những xóm ĐBKK là một số hộ vẫn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của các cấp, ngành. Sức ỳ dẫn tới việc không dám đầu tư phát triển sản xuất, sợ thất bại. Để hoàn thành được mục tiêu đến năm 2025 xã đạt chuẩn NTM cần phải đẩy mạnh công tác giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân. Thời gian tới, để tạo động lực mới cho 5 xóm ĐBKK của xã giảm nghèo, cấp ủy, chính quyền xã tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, quyết tâm xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại của một số hộ. Phối hợp các cấp, ngành mở lớp tập huấn trang bị kiến thức về ứng dụng KH-KT, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của từng xóm để người dân phát triển sản xuất. 


Thu Thủy

Các tin khác


Huyện Lạc Thủy nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp

(HBĐT) - Theo thống kê của Ban chỉ đạo (BCĐ) phát triển kinh tế tập thể (KTTT) huyện Lạc Thủy, toàn huyện hiện có 51 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp. Thời gian qua, HTX nông nghiệp có vai trò quan trọng thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) và thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Các HTX tích cực liên kết, hợp tác trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa người dân - HTX - doanh nghiệp. Đồng thời, mạnh dạn ứng dụng KH-KT để giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, giá bán của các loại nông sản. Song, hoạt động của HTX nông nghiệp còn nhiều hạn chế cần tháo gỡ.

Bàn giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

(HBĐT) - Ngày 5/8, Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hòa Bình có buổi làm việc bàn giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Giảm giá điện và tiền điện cho khách hàng bị ảnh hưởng dịch Covid-19

(HBĐT) - Thực hiện chỉ đạo của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, Công ty Điện lực Hòa Bình đã triển khai thực hiện giảm giá điện và tiền điện đợt 3, đợt 4 cho khách hàng bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.

Tháng 7, kim ngạch xuất khẩu ước đạt trên 120 triệu USD

(HBĐT) - Trong tháng 7 vừa qua, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu trong tỉnh.

Xã Yên Phú: Phát huy hiệu quả các liên kết sản xuất - tiêu thụ

(HBĐT) - Cùng với thực trạng tình hình dịch bệnh Covid-19, bà con nông dân xã Yên Phú (Lạc Sơn) vừa trải qua kỳ thu hoạch khó khăn. Một số nông sản chủ lực của địa phương, nhất là bí xanh bị rớt giá mạnh do phụ thuộc vào yếu tố thị trường. Trong khi đó, các diện tích cây trồng theo hướng liên kết sản xuất - tiêu thụ giữa nông dân và doanh nghiệp lại phát huy hiệu quả rõ rệt.

Huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển KT – XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(HBĐT) - Ngày 30/7/2021, BCH Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về lãnh đạo phát triển KT – XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 – 2030 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (NQ số 03-NQ/TU).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục