(HBĐT)- Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển và khuyến khích phát triển doanh nghiệp (DN) trên địa bàn, trong giai đoạn 2018-2020, UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai nhiều hoạt động thiết thực để thực hiện Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) cũng như triển khai các cơ chế, chính sách thúc đẩy DN hoạt động hiệu quả, qua đó góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, DN trong hoạt động khởi nghiệp, kinh doanh.


Đi vào hoạt động từ cuối năm 2018, Nhà máy may chi nhánh Tân Lạc của Tập đoàn Hồ Gươm
được hưởng chính sách hỗ trợ về thuế của tỉnh, giúp giảm bớt khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh.

Những năm gần đây, DN trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Hàng năm, số lượng DN đăng ký thành lập có chiều hướng gia tăng. Năm 2020 có 365 DN đăng ký thành lập với tổng vốn đăng ký 12.672 tỷ đồng. Tính đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 3.770 DN, tổng vốn đăng ký hơn 47.003 tỷ đồng. Trong đó, có 3.527 DNNVV, chiếm trên 97% tổng số DN, vốn đăng ký 31.486 tỷ đồng. 

Để thực hiện hiệu quả Luật Hỗ trợ DNNVV, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 158/KH-UBND, ngày 6/12/2018 về hỗ trợ DNNVV trên địa bàn tỉnh, trong đó đưa ra các giải pháp, cơ chế, chính sách ưu đãi và giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, địa phương xây dựng, triển khai các đề án, chương trình hỗ trợ DNNVV đảm bảo tính khả thi, hiệu quả theo đúng quy định của luật và các nghị định hướng dẫn thi hành. Hàng năm, các sở, ngành, địa phương, đơn vị xây dựng, triển khai kế hoạch cải cách hành chính, trong đó, tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), thực hiện công khai, minh bạch các thủ tục, quy trình giải quyết TTHC và thực hiện rút ngắn thời gian giải quyết các TTHC so với quy định. 

Bên cạnh đó, các sở, ngành, địa phương, Hiệp hội DN tỉnh thường xuyên nắm bắt khó khăn của các DN, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo tháo gỡ, xử lý những khó khăn, vướng mắc, giúp DN duy trì sản xuất, kinh doanh (SX-KD), nhất là trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã kịp thời có báo cáo đánh giá tác động của đại dịch đến hoạt động SX-KD của DN. 

Trước tác động của dịch Covid-19, Công ty CP may xuất khẩu An Phúc ở thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) gặp nhiều trở ngại trong hoạt động. Song, năm 2020, công ty đã nhận được sự hỗ trợ kịp thời khi được thụ hưởng đề án nhóm "Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong dệt may” từ nguồn vốn khuyến công quốc gia. Theo chia sẻ của chị Bùi Thị Nguyệt, Quản đốc công ty, nhờ sự trợ giúp này đã giúp công ty có hệ thống máy móc hiện đại, công suất lớn, tạo ra sản phẩm có chất lượng kỹ thuật cao hơn, qua đó giúp công ty vượt qua giai đoạn hết sức khó khăn, tạo sự thay đổi lớn trong SX-KD, đứng vững trên thị trường và tạo việc làm ổn định cho đội ngũ công nhân.

Cũng như Công ty CP may xuất khẩu An Phúc, đã có nhiều DN nhỏ, siêu nhỏ được hưởng lợi từ các chương trình, đề án của T.Ư và tỉnh. Được biết, trong năm 2021, từ chương trình khuyến công quốc gia tiếp tục giúp một số DN được thụ hưởng các đề án về: Nhóm "Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến nông sản”; "Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong may công nghiệp”; "Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ, triển lãm trong nước”, qua đó giúp các DN nâng cao chất lượng sản phẩm, sức trạnh cạnh tranh và quảng bá rộng rãi sản phẩm trên thị trường.

Thực tế chứng minh, từ sự vào cuộc của các cấp, các ngành đã tạo động lực giúp DN phát triển. Theo đó, song song với việc hỗ trợ DNNVV về đăng ký DN; tư vấn hướng dẫn các thủ tục, chính sách về thuế, UBND tỉnh đã chỉ đạo đẩy mạnh hỗ trợ về công nghệ thông qua việc hướng dẫn DN áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất cơ bản, đẩy mạnh áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất đặc thù cho ngành, lĩnh vực, tiêu chuẩn về các hệ thống quản lý mới được công bố. Hỗ trợ DN áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt, thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, năng suất xanh... Ngoài ra chú trọng hỗ trợ việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để thiết lập, tối ưu hóa, hiện đại hóa hệ thống quản trị DN; áp dụng tiêu chuẩn, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh; hỗ trợ chứng nhận sản phẩm, hàng hóa, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế... Từ đó giúp DN có niềm tin lớn về các chính sách, biện pháp hỗ trợ của tỉnh, thúc đẩy phát triển SX-KD, phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của cộng đồng DN. Theo số liệu báo cáo của Sở KH&ĐT, đến năm 2020, tổng doanh thu của DNNVV trong tỉnh ước đạt 49.598 tỷ đồng, thu nhập bình quân người lao động đạt từ  4,5 - 6,5 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, Sở KH&ĐT đánh giá, sự phát triển DN trên địa bàn tỉnh còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có. Cộng đồng DN còn gặp nhiều khó khăn trong SX-KD. Đa phần là DN nhỏ và siêu nhỏ, hạn chế về vốn, công nghệ; thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Chưa có nhiều DN đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản...

Với mục tiêu hỗ trợ giải quyết những khó khăn của DN trong hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi để DN tiếp cận được với chính sách và khuyến khích mở rộng năng lực SX-KD, vừa qua, tại Kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh khóa XVII đã thông qua Nghị quyết quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025. Việc ban hành nghị quyết hỗ trợ là cụ thể hóa và triển khai thực hiện Điều 25, Luật hỗ trợ DNVVN; thể hiện sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, DN trong hoạt động khởi nghiệp, kinh doanh, đặc biệt là DN nhỏ, siêu nhỏ, các hộ kinh doanh có khả năng chuyển đổi thành DN, góp phần vào sự phát triển của DN và KT-XH của tỉnh.


Bình Giang



Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục