(HBĐT) - Ngày 14/9, Bộ KH&ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và đầu tư công năm 2022 vùng đồng bằng sông Hồng - trung du miền núi phía Bắc. Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có lãnh đạo các sở, ngành chức năng của tỉnh.
Toàn cảnh hội nghị trực tuyến tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình.
Theo báo cáo, trong 8 tháng năm 2021, kết quả phát triển KT-XH vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đạt kết quả khả quan. Thu ngân sách Nhà nước đạt 50.622 tỷ đồng, bằng 85,57% kế hoạch; kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 36.617,2 triệu USD, bằng 64,42% kế hoạch. Toàn vùng có 4.071 doanh nghiệp tư nhân trong nước đăng ký thành lập mới, tổng vốn đăng ký 62.345 tỷ đồng, tăng 65,5% so với cùng kỳ. Các địa phương vùng trung du và miền núi phía Bắc có 41 dự án thu hút đầu tư nước ngoài, tổng vốn đăng ký 1.068,45 triệu USD, chiếm 5,58% tổng vốn đầu tư. Về tình hình thực hiện, giải ngân các nguồn vốn đầu tư công, lũy kế từ đầu năm đến ngày 31/8/2021, tỷ lệ giải ngân chung của vùng đạt 41,96% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Một số địa phương có mức giải ngân cao (trên 40% kế hoạch đã giao) như: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai...
Trong những tháng cuối năm 2021, dự báo tình hình dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng nặng nề, sâu rộng đối với phát triển chung của cả nước và vùng, nhất là sản xuất công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu, nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm. Với quyết tâm, nỗ lực giải quyết khó khăn, vướng mắc, thực hiện có hiệu quả các biện pháp phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội gắn với phòng, chống dịch Covid-19, các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng - trung du miền núi phía Bắc phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP dự kiến đạt 6,5%; giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều còn 11,3%, có 795 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 53,8%...
Trên cơ sở ý kiến tham gia của đại diện các Vụ và các địa phương, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đề nghị cùng với công tác phòng, chống dịch Covid-19, các địa phương trong vùng có giải pháp, kế hoạch phục hồi kinh tế nhanh, bắt kịp xu hướng của thế giới. Đẩy mạnh công cuộc đổi mới và cải cách, cơ cấu lại nền kinh tế, thực hiện tốt 3 đột phá chiến lược. Tập trung tạo môi trường đầu tư thuận lợi, kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp với tinh thần cao nhất. Đồng thời dự báo, xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và đầu tư công phù hợp điều kiện thực tiễn tại địa phương và kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025; đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch tỉnh và các quy hoạch liên quan để làm cơ sở triển khai các dự án đầu tư.
Kế hoạch năm 2022, các tỉnh trong vùng phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8%; GRDP bình quân đầu người đạt 59 - 60 triệu đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 338.500 tỷ đồng; tổng kim ngạch xuất khẩu 66.800 tỷ USD; thu ngân sách Nhà nước 68.802 tỷ đồng; tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước sạch từ 95 - 96%; tỷ lệ chất thải rắn y tế được xử lý đạt 96- 98%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều còn 11 - 12%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55 - 56%; tỷ lệ che phủ rừng ước đạt 55 - 56%...
Hồng Trung
UBND tỉnh Hòa Bình vừa có văn bản đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư mở rộng đường Hòa Lạc – Hòa Bình theo phương thức PPP với cơ chế đặc thù…
(HBĐT) - Đến thời điểm này, huyện Lạc Thủy có 4 sản phẩm chủ lực được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp văn bằng bảo hộ. Trong đó, có 1 nhãn hiệu tập thể "Cam Lạc Thủy”; 3 nhãn hiệu chứng nhận (NHCN), gồm "Na Lạc Thủy”, "Dê Lạc Thủy” và "Gà Lạc Thủy”. Việc sử dụng nhãn hiệu bảo hộ góp phần xác định thương hiệu, cải thiện năng lực cạnh tranh, nâng tầm giá trị nông sản. Đa số các sản phẩm sau khi bảo hộ, giá bán tăng, thị trường mở rộng, thuận lợi trong việc đàm phán, tiếp thị, cung ứng cho các siêu thị, trung tâm thương mại.
Chỉ còn 250 doanh nghiệp hoạt động cầm chừng trong tổng số 75.000 doanh nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long. Các doanh nghiệp đã "kiệt sức” không thể khôi phục sản xuất nếu không được tiếp sức, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn kịp thời.
Sau hơn một tháng ra mắt, trang web kết nối cung - cầu (htx.cooplink.com.vn) của Tổ Công tác 970, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có hơn 1.400 đơn vị đăng ký và truy cập thường xuyên, kết nối tiêu thụ thành công khối lượng lớn hàng hóa mỗi ngày cho các tỉnh, thành phố phía nam.
(HBĐT) - Ngày 12/9, tại huyện Cao Phong, Bưu điện tỉnh tổ chức hội thảo tiêu thụ cam Cao Phong. Tham gia hội thảo có lãnh đạo UBND huyện Cao Phong và các hộ sản xuất, HTX kinh doanh cam trên địa bàn.
(HBĐT) - Sau nhiều năm im ắng, thị trường bất động sản (BĐS) trên địa bàn tỉnh bỗng sôi động trở lại trong đầu năm 2021. Thời gian này có đôi chút chững lại do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và sự vào cuộc của các cấp chính quyền nhằm ngăn đà tăng "nóng”, làm ảnh hưởng đến sự phát triển KT-XH bền vững. Mặc dù vậy, xét về lâu dài, thị trường BĐS của tỉnh được đánh giá khá tiềm năng, có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư (NĐT), tiến tới hình thành một thị trường BĐS bền vững.