Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP Hồ Chí Minh vừa ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động giao thông vận tải an toàn trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 mới trên địa bàn thành phố.
TP Hồ Chí Minh vừa ban hành bộ tiêu chí đánh giá hoạt động giao thông vận tải an toàn trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Theo đó, các đơn vị, doanh nghiệp giao thông vận tải muốn được hoạt động cần phải đạt tất cả tiêu chí theo từng lĩnh vực và sẽ không được phép hoạt động khi có ít nhất 1 tiêu chí không đạt yêu cầu. Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ để tổ chức kiểm tra và xử lý theo quy định đối với các đơn vị không đạt yêu cầu theo bộ tiêu chí.
Cụ thể, đối với vận tải hàng hóa (đường bộ và đường thủy nội địa): Có 6 tiêu chí để đánh giá, trong đó có tiêu chí yêu cầu lái xe và người phục vụ đều đã được tiêm phòng COVID-19 mũi thứ nhất đã qua 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh, có xét nghiệm âm tính còn hiệu lực, thực hiện quy tắc 5K...
Đối với vận tải hành khách (đường bộ, đường thủy nội địa): Có 10 tiêu chí đánh giá, trong đó tiêu chí 1 đến 5 được đánh giá tương tự như đối với tiêu chí vận tải hàng hoá, cùng các tiêu chí khác như: không sử dụng máy lạnh hoặc đóng kín cửa, mở máy lạnh từ 26°C trở lên; vận chuyển không quá 50% sức chứa...
Đối với hoạt động bến xe, bến phà, bến thủy nội địa vận chuyển hành khách, bến khách ngang sông: Có 10 tiêu chí đánh giá; trong đó các tiêu chí 1, 2, 3, 4, 5, 6 lần lượt là người lao động đã tiêm vaccine; tất cả người lao động được xét nghiệm định kỳ theo quy định của ngành y tế; thực hiện quy tắc 5K; có thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch (hoặc Tổ công tác) và có biện pháp chống dịch theo quy định; có bảng tuyên truyền, hướng dẫn chống dịch; vệ sinh khử khuẩn bến phà, bến xe...
Đối với hoạt động của các công trình giao thông bao gồm công tác bảo trì: Có 7 tiêu chí, trong đó tiêu chí 1, 2 là có thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch; có kế hoạch thi công gắn với công tác chống dịch cùng các tiêu chí khác như: toàn bộ người lao động được tiêm vaccine, có xét nghiệm định kỳ, thực hiện quy tắc 5K....
Đối với hoạt động nhà ga đường sắt, sân bay: Thực hiện theo quy định về hướng dẫn tạm thời phòng, chống dịch của Bộ Giao thông Vận tải đã công bố trước đó. Ngoài ra, người lao động phải tiêm vaccine và có xét nghiệm định kỳ.
Đối với đào tạo, sát hạch lái xe: Có 10 tiêu chí, trong đó tiêu chí người lao động, học viên được tiêm vaccine mũi 1 sau 14 ngày, được xét nghiệm định kỳ theo quy định, đảm bảo quy tắc 5K và phải cung cấp đầy đủ thiết bị, vật tư y tế (khẩu trang, khử khuẩn...), có hợp đồng với nhân viên hoặc đơn vị y tế riêng theo dõi sức khỏe người lao động tại cơ sở...
Theo Baotintuc.vn
(HBĐT) - Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) được triển khai với hành trình hơn 10 năm qua đã tạo dựng những dấu ấn phát triển đặc biệt, góp phần mang đến diện mạo khởi sắc cho vùng đất Cao Phong.
(HBĐT) - Ngày 17/9, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến về phòng, chống dịch bệnh (PCDB) động vật các tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022. Đồng chí Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị, cùng dự có một số sở, ngành liên quan.
(HBĐT) - Theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (TTCP) và Chủ tịch UBND tỉnh, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công (KHVĐTC) năm 2021 của tỉnh đến ngày 30/9 phải đạt tối thiểu 60% so với kế hoạch vốn được TTCP giao từ đầu năm. Tuy nhiên, nhiệm vụ này còn lắm gian nan, khi tỷ lệ giải ngân tính đến ngày 15/8 mới đạt 29% so với kế hoạch TTCP giao.
(HBĐT) - Tỉnh hiện có 70 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh. Thời gian gần đây, qua nhiều kênh giới thiệu, quảng bá, người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh đã ưa chuộng lựa chọn, sử dụng sản phẩm OCOP. Nắm bắt được nhu cầu, một số điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP đi vào hoạt động, thu hút người tiêu dùng đến thăm quan, mua sắm.
Tổng cục Hải quan vừa trình Bộ Tài chính dự thảo Thông tư quy định về thông quan hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp; đơn giản thủ tục xuất nhập khẩu trong giai đoạn dịch COVID-19, đáp ứng chỉ đạo tại Nghị quyết 105/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh COVID-19.
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội khiến sức tiêu thụ thực phẩm của người dân giảm, việc lưu thông hàng hóa khó khăn. Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã tại các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng đã tổ chức lại sản xuất, thay đổi phương thức kinh doanh, tìm hướng mở rộng kết nối tiêu thụ sản phẩm, bình ổn thị trường.