(HBĐT) - Sau hậu quả nặng nề của trận mưa lũ lịch sử năm 2017, giao thông ở huyện Đà Bắc đang được phục hồi. Tuy nhiên, với địa hình vùng cao phức tạp, nhiều đồi, núi, tình hình giao thông chưa được cải thiện nhiều, nhất là nguy cơ sạt trượt vào mùa mưa bão.
Tuyến đường bê tông mới làm từ thị trấn Đà Bắc đi xã Hiền Lương tạo thuận lợi cho phát triển KT-XH cho tuyến các xã vùng hồ.
Hiện tại, đường từ ngã ba Ênh - xã Tân Minh đi xã Yên Hòa, đường từ xóm Lăm - xã Đoàn Kết đi Trung Thành có chiều dài khoảng 20 km vẫn là hai trong số những con đường hiểm trở, gập ghềnh nhất đối với người dân các xã vùng cao Trung Thành, Đoàn Kết, Yên Hòa. Anh Xa Văn Đức ở xóm Cang, xã Đoàn Kết chia sẻ: Mặc dù hàng năm, địa phương vẫn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ sửa chữa giao thông của tỉnh và của huyện nhưng không thấm tháp gì so với mức độ cần được đầu tư, cải tạo. Về tình trạng trượt sạt xảy ra thường xuyên nên việc xử lý, khắc phục trên tuyến chỉ hạn chế phần nào khó khăn về đường sá cho người và phương tiện đi lại.
Trong 2 năm (2020-2021), tiếp nối những nỗ lực từ các nguồn vốn của chương trình, dự án như 30A, giảm nghèo bền vững, vốn ngân sách huyện đã thực hiện nâng cấp, sửa chữa một số tuyến đường. Cụ thể là đường từ ngã ba Ênh, xã Tân Minh đi xã Yên Hòa có tổng trị giá 7 tỷ đồng; đường từ xóm Lăm, xã Đoàn Kết đi xã Trung Thành có tổng trị giá 2 tỷ đồng; xây dựng cầu xóm Ké, xã Hiền Lương trị giá 5 tỷ đồng; cầu xóm Dướng, xã Vầy Nưa trị giá 7 tỷ đồng; khắc phục, sửa chữa ngầm và đường liên xã Mường Chiềng-Đồng Chum trị giá 3 tỷ đồng; xây dựng cầu U Quan, xã Mường Chiềng, trị giá 4 tỷ đồng... Bằng nguồn vốn dự án vùng hồ sông Đà khoảng 140 tỷ đồng đã đầu tư làm mới, đổ bê tông tuyến đường dài 8km từ thị trấn Đà Bắc đi xã Hiền Lương. Hiện, công trình đang triển khai thực hiện đạt hơn 80% khối lượng.
Bên cạnh đó, từ nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh đã đầu tư, sửa chữa một số cầu, ngầm trên tuyến tỉnh lộ 433. Đơn cử như cầu xóm Bằng thuộc địa phận xã Giáp Đắt; cầu Suối Hoa thuộc địa phận xã Tân Minh; dự án xây dựng và sửa chữa ngầm Mường Chiềng... với tổng kinh phí hàng chục tỷ đồng. Theo đồng chí Xa Văn Thành, Phó trưởng Phòng KT&HT huyện, riêng năm 2020, từ các nguồn vốn chương trình 135, 30A, dự án vùng hồ sông Đà cùng vốn của tỉnh, huyện, xã đã dành khoảng 300 tỷ đồng cho việc khắc phục, sửa chữa giao thông trên các tuyến đường chính của địa phương. Ngoài ra, tuyến đường xóm Phủ - Rãnh - xã Toàn Sơn có chiều dài 15 km cũng được xử lý, khắc phục kịp thời sạt sụt đất cục bộ trên tuyến, đảm bảo việc đi lại của các phương tiện trong trường hợp đường tỉnh 433 bị ách tắc do mưa lũ.
Mùa mưa bão 2021 đang bước vào cao điểm. Chỉ tính riêng các tuyến đường huyện với tổng chiều dài khoảng 162 km đang có nhiều đoạn sạt trượt khá nguy hiểm, chủ yếu nằm ở phía taluy âm. Tại các khu vực trên, lực lượng đảm bảo giao thông đã có biển cảnh báo mất an toàn để người dân và các phương tiện tham gia giao thông đề phòng, chú ý quan sát, tránh được những nguy cơ. Công tác phòng, chống thiên tai lũ bão và tìm kiếm cứu nạn được các xã, thị trấn đặc biệt chú trọng. Tại các điểm thường xảy ra sạt lở, gây ách tắc như xã Tú Lý, Toàn Sơn, Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong, Cao Sơn, Tân Minh, Yên Hòa, lực lượng "4 tại chỗ" sẵn sàng đảm bảo về nhân lực, các loại vật liệu rọ thép, đá, cây gỗ, thanh sắt. Bên cạnh đó, chủ động huy động các doanh nghiệp, đơn vị đứng chân trên địa bàn hỗ trợ về phương tiện ô tô, máy xúc để ứng phó và xử lý các tình huống, thông tuyến giao thông, khắc phục sạt lở, góp phần đảm bảo cho việc đi lại, phục vụ phát triển KTXH các xã vùng cao.
Bùi Minh
(HBĐT) - Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên cả nước, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường theo dõi diễn biến cung cầu, giá cả hàng hóa nhằm bình ổn giá thị trường, nhất là giá những mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân, tránh để xảy ra tình trạng tăng giá bất hợp lý gây bất ổn thị trường.
(HBĐT) - Ngày 23/9, tại Bưu điện tỉnh đã diễn ra lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Bưu điện tỉnh, Hội Nông dân và Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh về hỗ trợ đưa HTX, tổ hợp tác (THT), hộ thành viên lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) Posrmart.vn, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025.
(HBĐT) - Trước kia, vốn chính sách đã giúp người dân xã Tân Lập (Lạc Sơn) từng bước vượt lên đói, nghèo. Còn nay, vốn chính sách tiếp tục đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế, là động lực quan trọng cho công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM).
(HBĐT) - Hiện tại, UBND TP Hòa Bình đang quản lý, thực hiện 101 dự án sử dụng vốn đầu tư công (VĐTC). Sau điều chỉnh, cắt giảm, tổng kế hoạch VĐTC năm 2021 là 587,719 tỷ đồng; trong đó, vốn nước ngoài (ODA) 318.700 triệu đồng, ngân sách T.Ư 47.619 triệu đồng, ngân sách tỉnh 46.800 triệu đồng, ngân sách thành phố 174.600 triệu đồng. Tính đến ngày 7/9, giá trị giải ngân đạt 91,694 tỷ đồng, tương ứng 15,6% kế hoạch vốn giao. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch UBND tỉnh, giải ngân VĐTC năm 2021 đến ngày 30/9 phải đạt tối thiểu 60% kế hoạch vốn giao từ đầu năm. Do vậy, đây là bài toán khó đối với thành phố để đạt khối lượng giải ngân theo yêu cầu.
(HBĐT) - Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ các mặt hàng nông sản của tỉnh nói chung và cam Cao Phong nói riêng. Trong điều kiện hiện nay, việc phân phối, tiêu thụ nông sản trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) được xem là một trong những giải pháp quan trọng, hiệu quả.
(HBĐT) - Với tiềm năng, nguồn nhân lực dồi dào, người dân có trình độ, kinh nghiệm trồng rừng, cùng với nhiều chính sách khuyến khích phát triển lâm nghiệp của tỉnh đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng. Giai đoạn 2017 - 2020, năng suất, chất lượng rừng được cải thiện, độ che phủ rừng đạt 51,5%. Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, gia tăng giá trị, góp phần tạo việc làm, giảm nghèo, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường sinh thái và đảm bảo AN-QP.