(HBĐT) - Việc xây dựng các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản (TTNS) được ngành nông nghiệp tỉnh quan tâm đẩy mạnh trong những năm qua, không chỉ để xác định rõ nguồn gốc, xuất xứ mà còn kiểm soát chất lượng các mặt hàng bán ra thị trường. Đặc biệt, trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc TTNS gặp nhiều khó khăn, mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững đã giúp gia tăng chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp, góp phần bảo đảm tiêu thụ sản phẩm với giá ổn định cho nông dân.


Sản phẩm chè Sông Bôi của Công ty TNHH hai thành viên Sông Bôi Thăng Long (Lạc Thủy) đã được xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước EU.

Về xã Thu Phong (Cao Phong), chúng tôi thăm mô hình trồng cam VietGAP của gia đình anh Đỗ Anh Tuấn ở phố Cun. Anh Tuấn chia sẻ: Từ năm 2018, gia đình tôi tham gia chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ của HTX 3T nông sản Cao Phong (3T Farm) trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Nhờ được tập huấn, áp dụng nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật nên chất lượng sản phẩm đảm bảo, được bao tiêu đầu ra. Hiện, trên diện tích 4,5 ha, gia đình đầu tư trồng các giống cam CS1, cam Canh, bưởi, quýt Hà Giang, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng (niên vụ cam năm 2020 thu nhập 600 triệu đồng).

Được biết, gia đình anh Tuấn là 1 trong 25 hộ thành viên tham gia mô hình liên kết sản xuất giữa HTX 3T Farm với các hệ thống cửa hàng bán lẻ nông sản sạch và một số siêu thị lớn. Mô hình có tổng quy mô trên 40 ha, các sản phẩm của HTX như cam quả tươi, cam quà tặng cao cấp phù hợp thị hiếu, nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng và được thị trường đón nhận.

Thời gian qua, nhiều mô hình liên kết sản xuất, TTNS trên địa bàn tỉnh đã hình thành, giúp tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị sản phẩm và từng bước nâng cao thu nhập cho nông dân. Đây cũng là tiền đề quan trọng giúp các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất tạo ra vùng nguyên liệu lớn, mở rộng sản xuất, đưa nông sản đến với thị trường thế giới. Tỉnh đã cụ thể hóa các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước qua việc khuyến khích liên kết sản xuất và TTNS, phát triển HTX, xây dựng cánh đồng mẫu lớn…

Khi tham gia liên kết trong sản xuất, TTNS, các địa phương chú trọng xây dựng hệ thống hạ tầng, tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ vốn cho nông dân, HTX, tổ hợp tác. Bên cạnh đó, tạo cơ chế thông thoáng nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng xưởng sản xuất, chế biến quy mô lớn nhằm nâng cao giá trị nông sản. Nhờ vậy, nhiều chuỗi liên kết phát huy được hiệu quả, không chỉ đem lại thu nhập ổn định, nâng cao đời sống cho nông dân mà còn góp phần giúp nông sản của tỉnh đứng vững trên thị trường. Hiện nay, toàn tỉnh đã hình thành và phát triển 100 chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn trên rau, quả, chè, thịt, cá… Trong đó, nhiều cơ sở, doanh nghiệp đã liên kết đưa sản phẩm vào hệ thống các siêu thị lớn như: Big C, Co.op mart, Vinmart, Lotte, T-Mart, hệ thống bán lẻ Sói Biển… Nổi bật nhất là sản phẩm cam Cao Phong và chuối Viba đã được đưa lên phục vụ trong các chuyến bay của hãng hàng không Vietnam Airline.

Đồng chí Nguyễn Hữu Tài, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản cho biết: Đẩy mạnh liên kết trong sản xuất nông nghiệp đã tạo sự khác biệt của nông sản an toàn đối với các sản phẩm thông thường, góp phần nâng cao ý thức, vai trò, trách nhiệm của các đơn vị, hộ sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, đảm bảo cung cầu thị trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, các địa phương đã tăng cường hỗ trợ các đơn vị, HTX đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thành lập mới; phối hợp đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ…; chỉ đạo các phòng chuyên môn, xã, thị trấn thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn bà con đẩy mạnh áp dụng KHKT trong trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản; tăng cường liên kết đưa cây, con giống mới, năng suất cao vào sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp; gắn tem truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm nông nghiệp của địa phương; đẩy mạnh thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm đến các thị trường trong, ngoài tỉnh…

Thu Hằng


Các tin khác


Huyện Đoàn Đà Bắc: Phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với vận động đoàn viên thanh niên (ĐVTN) phát huy vai trò xung kích trong các phong trào tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, Huyện Đoàn Đà Bắc đã làm tốt công tác ủy thác cho vay từ Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), tạo điều kiện cho ĐVTN vay vốn giải quyết việc làm, phát triển kinh tế. Từ nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều ĐVTN có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, sử dụng đồng vốn đúng mục đích, hiệu quả, thoát nghèo.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 15,8% so với cùng kỳ

(HBĐT) - Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên cả nước, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường theo dõi diễn biến cung cầu, giá cả hàng hóa nhằm bình ổn giá thị trường, nhất là giá những mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân, tránh để xảy ra tình trạng tăng giá bất hợp lý gây bất ổn thị trường.

Ký kết chương trình phối hợp đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn

(HBĐT) - Ngày 23/9, tại Bưu điện tỉnh đã diễn ra lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Bưu điện tỉnh, Hội Nông dân và Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh về hỗ trợ đưa HTX, tổ hợp tác (THT), hộ thành viên lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) Posrmart.vn, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025.

Xã Tân Lập: Xây dựng cuộc sống mới cùng vốn chính sách

(HBĐT) - Trước kia, vốn chính sách đã giúp người dân xã Tân Lập (Lạc Sơn) từng bước vượt lên đói, nghèo. Còn nay, vốn chính sách tiếp tục đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế, là động lực quan trọng cho công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM).

Thành phố Hòa Bình: Nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công

(HBĐT) - Hiện tại, UBND TP Hòa Bình đang quản lý, thực hiện 101 dự án sử dụng vốn đầu tư công (VĐTC). Sau điều chỉnh, cắt giảm, tổng kế hoạch VĐTC năm 2021 là 587,719 tỷ đồng; trong đó, vốn nước ngoài (ODA) 318.700 triệu đồng, ngân sách T.Ư 47.619 triệu đồng, ngân sách tỉnh 46.800 triệu đồng, ngân sách thành phố 174.600 triệu đồng. Tính đến ngày 7/9, giá trị giải ngân đạt 91,694 tỷ đồng, tương ứng 15,6% kế hoạch vốn giao. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch UBND tỉnh, giải ngân VĐTC năm 2021 đến ngày 30/9 phải đạt tối thiểu 60% kế hoạch vốn giao từ đầu năm. Do vậy, đây là bài toán khó đối với thành phố để đạt khối lượng giải ngân theo yêu cầu.

Huyện Cao Phong: Thúc đẩy tiêu thụ cam trên sàn thương mại điện tử

(HBĐT) - Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ các mặt hàng nông sản của tỉnh nói chung và cam Cao Phong nói riêng. Trong điều kiện hiện nay, việc phân phối, tiêu thụ nông sản trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) được xem là một trong những giải pháp quan trọng, hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục