(HBĐT) - Với độ cao trên 1.000 mét so với mực nước biển, từ lâu, các xã vùng cao của huyện Tân Lạc đã khiến những người đặt chân đến mảnh đất này say mê bởi thời tiết quanh năm mát mẻ và cảnh sắc núi non hữu tình. Ngày nay, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống của người dân các xã vùng cao này ngày càng ấm no hơn với nhiều hướng phát triển kinh tế đầy hứa hẹn.

 


Xã Vân Sơn (Tân Lạc) ngày càng chuyển mình, với nhiều tiềm năng về phát triển du lịch. Ảnh: Một góc xóm Chiến. 

Lần đầu đặt chân lên các xã vùng cao Tân Lạc cách đây ngót một thập kỷ. Khi đó, từ trung tâm của vùng đất cổ Mường Bi, con đường dốc ngoằn ngoèo uốn lượn nơi lưng chừng đèo dẫn chúng tôi lên xã Lũng Vân, xã trung tâm của vùng cao huyện Tân Lạc. Thời điểm đó, vùng cao của huyện có 5 xã, gồm: Quyết Chiến, Ngổ Luông, Nam Sơn, Bắc Sơn và Lũng Vân. Thực hiện chủ trương về sáp nhập xã, Nam Sơn, Bắc Sơn và Lũng Vân sáp nhập làm một, lấy tên là Vân Sơn. Chữ "Vân” trong tên cũ hay mới đều gợi hình dung về mảnh đất yên bình với điểm nhấn là những làn mây trắng xóa, quanh năm ôm lấy vùng đất được coi là "nóc nhà” của Mường Bi này. Ngày trước, cảnh sắc ở Vân Sơn khá hoang sơ, đời sống của bà con cũng gặp nhiều khó khăn vì đường giao thông trắc trở. Còn nhớ những chuyến đi về xóm Hày, xã Bắc Sơn (cũ) hay xóm Bương, xóm Bái, xã Nam Sơn (cũ) với tuyến đường đầy ổ trâu, ổ gà, đá hộc. Bà con ở xã Lũng Cao, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) muốn giao lưu hàng hóa để phát triển kinh tế cũng không thể thực hiện được vì tuyến đường độc đạo nối với Vân Sơn quá đỗi gian nan.

Thế nhưng, thời điểm này, mảnh đất ở trung tâm vùng cao huyện Tân Lạc cũng bắt đầu chuyển mình với việc phát triển diện tích trồng cây quýt cổ bản địa của một số hộ dân. Điển hình là hộ ông Hà Văn Hưng ở xóm Bái, với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Sau này, thấy hiệu quả, bà con đã chuyển dần diện tích đất trồng màu sang trồng quýt. Đó có thể coi là bước ngoặt cho sự chuyển mình của xã vùng cao Vân Sơn. Năm 2015, diện tích trồng cây quýt cổ ở Vân Sơn (chủ yếu là xã Nam Sơn cũ) chỉ mới đạt hơn 50 ha. Qua mỗi năm lại tăng thêm hàng chục ha. Đến nay, tổng diện tích trồng quýt trên địa bàn xã đạt 181,5 ha, tăng gấp hơn 3 lần so với 5 - 6 năm về trước.

Đồng chí Hà Văn Hà, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Mấy năm trở lại đây, Vân Sơn không chỉ chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mà còn đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng. Tháng 7/2019, với sự hỗ trợ của tổ chức AOP, huyện Tân Lạc đã lựa chọn xóm Chiến (xã Nam Sơn cũ) để xây dựng điểm du lịch cộng đồng. Từ khi mở cửa đón khách, xóm Chiến trở thành điểm thăm quan, khám phá vùng Mường cổ hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài tỉnh. Trong 2 năm trở   lại đây, với sự ảnh hưởng của dịch Covid-19, bà con vẫn tiếp tục duy trì các hoạt động, dịch vụ để sẵn sàng đón khách trở lại. Theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã, ngoài xóm Chiến, các xóm khác trên địa bàn còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mường. Thêm vào đó, xã cũng có nhiều thắng cảnh để du khách có thể thăm quan, khám phá, nổi bật như động Nam Sơn, hang Kiến. Để nắm bắt cơ hội phát triển du lịch trong tương lai, thời gian qua, Vân Sơn đã đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích người dân giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mường. Cũng như giữ gìn, phát triển các giống cây trồng, vật nuôi đặc sản. 

Xã Vân Sơn, trung tâm vùng cao đang chuyển mình, trong khi xã cửa ngõ Quyết Chiến cũng đang nỗ lực để về đích nông thôn mới trong năm 2021 với hạ tầng thiết yếu đang được đầu tư hoàn thiện. Còn Ngổ Luông, nằm ở vị trí xa xôi nhất, hiện cũng đang từng ngày vượt khó đi lên khi mà tuyến đường độc đạo vào xã đang từng ngày được cứng hóa thuận lợi. Có thể nói, với sự quan tâm, đầu tư của các cấp chính quyền, các hạ tầng thiết yếu trên địa bàn các xã vùng cao của huyện Tân Lạc đang được xây dựng ngày một hoàn thiện. Đây sẽ là động lực để chính quyền và người dân nơi đây tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phấn đấu trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách gần xa trong tương lai.

Viết Đào

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục