(HBĐT) - Sáng 28/9, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về tổng kết Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017-2021, góp ý dự thảo Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022-2030. Đồng chí Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh có lãnh đạo Sở NN&PTNT và một số sở, ngành.
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta.
Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, trong giai đoạn 2017 – 2021, về cơ bản, tất cả các nội dung và giải pháp trong chương trình quốc gia đã được các cơ quan Trung ương và địa phương tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả, đạt nhiều kết quả nổi bật như: Không xuất hiện ổ dịch bệnh dại nghiêm trọng ở động vật; tỷ lệ đàn chó được tiêm phòng đạt từ 38,5% lên 49,2%; đã có 14 vùng an toàn bệnh dại và số tỉnh có nguy cơ cao giảm 30%. Công tác quản lý đàn chó được triển khai thực hiện tại 63 tỉnh, thành phố; 95% số xã, phường có báo cáo danh sách hộ nuôi chó; các địa phương đã xử lý 15.082 trường hợp chó nuôi không đeo rọ mõm, không xích nhốt và chó nghi mắc bệnh dại; điều trị dự phòng cho 2.554.567 người bị chó cắn, tăng 28% so với giai đoạn 2012-2016.
Tại Hòa Bình, công tác phòng, chống bệnh dại đã được các cấp chính quyền, cơ quan, ban, ngành quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện, bố trí hỗ trợ kinh phí từ ngân sách để hoạt động. Trong giai đoạn 2017-2021, toàn tỉnh ghi nhận 6 ổ dịch, làm 7 người tử vong. Tổng số người đi tiêm phòng và điều trị phơi nhiễm với bệnh dại là 9.733 người; chi phí cho điều trị dự phòng cũng như các chi phí phát sinh khác cho người đi tiêm phòng và điều trị phơi nhiễm với bệnh dại khoảng 9,7 tỷ đồng.
Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định, bệnh dại gây hậu quả nghiêm trọng đối với nhiều lĩnh vực. Mặc dù bệnh dại đã được kiểm soát tốt hơn giai đoạn trước, nhưng số ca tử vong và số người điều trị dự phòng bệnh dại vẫn cao. Với mục tiêu năm 2030 không còn ca tử vong do bệnh dại, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với Bộ Y tế dự thảo Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022-2030 với các mục tiêu, giải pháp cụ thể. Đồng chí đề nghị các tỉnh, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng nhận thức của người dân trong công tác phòng, chống bệnh dại; quan tâm hơn nữa để đảm bảo đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Viết Đào
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ mới; nhiều quy định mới về đăng kiểm ô tô… là những chính sách kinh tế mới sẽ có hiệu lực từ tháng 10/2021.
(HBĐT) - Sáng 26/9, tại trụ sở Chính phủ, Thường trực Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến giữa Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp (DN) và các địa phương về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ DN trong bối cảnh dịch Covid-19. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Ủy viên T.Ư Đảng; đại diện các DN, hiệp hội DN, một số đại diện tổ chức quốc tế; điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
(HBĐT) - Trong tháng 8, toàn tỉnh đã khai thác trên 480 ha rừng trồng tập trung với khối lượng hơn 41.560 m3 gỗ; khai thác cây phân tán được 1.890 m3 gỗ; 20,604 nghìn ste củi; 338,920 nghìn cây tre, bương, luồng, giang, nứa; hơn 836 tấn măng tươi; 70,8 tấn dược liệu, 790 kg mật ong rừng... Tổng thu nhập từ rừng của các tổ chức, hộ gia đình trong toàn tỉnh ước đạt trên 75.996 triệu đồng.
(HBĐT) - Chiều 24/9, tại Công ty Điện lực Hòa Bình diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác thu tiền điện qua tài khoản thanh toán phát hành thẻ cấp hạn mức thấu chi giữa Công ty Điện lực Hòa Bình và Ngân hàng NN&PTNT (Agribank) chi nhánh tỉnh Hòa Bình.
(HBĐT) - Sau 30 năm tái lập, tỉnh Hòa Bình đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng trong công cuộc đổi mới, trong đó phải kể đến dấu ấn công tác đối ngoại với chủ trương: Tăng cường mối quan hệ với nước ngoài, tổ chức quốc tế, các tỉnh bạn và các hoạt động ngoại giao nhân dân… để tranh thủ nguồn lực bên ngoài cho đầu tư phát triển. Đa dạng hóa các hình thức thông tin tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh và định hướng phát triển của tỉnh đến bạn bè trong và ngoài nước... Từ chủ trương, định hướng cụ thể được thực hiện đã góp phần tạo môi trường thuận lợi để tỉnh phát triển.
(HBĐT) - Việc xây dựng các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản (TTNS) được ngành nông nghiệp tỉnh quan tâm đẩy mạnh trong những năm qua, không chỉ để xác định rõ nguồn gốc, xuất xứ mà còn kiểm soát chất lượng các mặt hàng bán ra thị trường. Đặc biệt, trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc TTNS gặp nhiều khó khăn, mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững đã giúp gia tăng chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp, góp phần bảo đảm tiêu thụ sản phẩm với giá ổn định cho nông dân.