(HBĐT) - Xác định thế mạnh của địa phương là du lịch và sản xuất nông nghiệp. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ (NQĐHĐB) huyện, huyện Mai Châu đã hướng tới việc xây dựng nền kinh tế xanh bằng chương trình hành động, lộ trình cụ thể theo tinh thần NQĐHĐB huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025.

 


Du lịch được xác định là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của huyện Mai Châu trong hành trình xây dựng "nền kinh tế xanh” bền vững. Ảnh: Bản Lác, xã Chiềng Châu là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách (ảnh chụp tháng 4/2021).

Mũi nhọn du lịch

Từ việc tạo được bứt phá trong phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ), Mai Châu trở thành cái tên đầy sức hút đối với du khách muôn phương và đứng trước nhiều vận hội mới để vươn tầm phát triển... "Có được sức vóc như ngày hôm nay, lĩnh vực du lịch của huyện đã trải qua một hành trình đặc biệt, đánh dấu sự chung sức, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong toàn huyện” - đồng chí Đinh Đức Lân, Bí thư Huyện ủy chia sẻ. Đến nay, Mai Châu vẫn là địa phương duy nhất trong tỉnh xác định "phát triển DLCĐ gắn với xây dựng nông thôn mới” là chủ đề và phương châm chỉ đạo xuyên suốt qua 3 kỳ ĐHĐB (nhiệm kỳ 2010 - 2015; 2015 - 2020 và 2020 - 2025) với sự đồng lòng, nhất trí cao của các cấp ủy, chính quyền cơ sở, phù hợp với nguyện vọng của người dân.

Những năm qua, bằng cách thực hiện hiệu quả những quyết sách quan trọng về phát triển du lịch, huyện đã tạo bứt phá, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. "Từ nghị quyết đã có nhiều giải pháp được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Hạ tầng phục vụ du lịch được quan tâm đầu tư. Chất lượng dịch vụ tại các cơ sở kinh doanh du lịch từng bước được nâng cao. Nhờ đó, từ 1 điểm DLCĐ ban đầu là bản Lác, đến nay, trên địa bàn huyện có 148 cơ sở lưu trú du lịch, 7 điểm DLCĐ, 12 khách sạn, 28 nhà nghỉ, 106 homestay, thu hút, tạo việc làm cho 1.200 lao động trong lĩnh vực du lịch. Trên địa bàn huyện hiện có 15 dự án du lịch, thương mại được UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, tổng vốn đăng ký trên 1.178 tỷ đồng. Tất cả các dự án đều có khả năng đáp ứng nhu cầu về nghỉ dưỡng chất lượng cao cho khách du lịch” - đồng chí Đinh Đức Lân nhấn mạnh.

Trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng, tác động của dịch Covid-19 nhưng huyện vẫn trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn, thân thiện khi thực hiện tốt, có hiệu quả "mục tiêu kép” vừa đón khách thăm quan du lịch, vừa  phòng, chống dịch bệnh. Đây chính là nền tảng để Mai Châu hướng đến mục tiêu đưa ngành thương mại, dịch vụ, du lịch chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế khi đạt mức 36,68% vào năm 2025 như NQĐHĐB huyện lần thứ XXVI đề ra.
Tạo bước đột phá trong nông nghiệp.

Theo đồng chí Nguyễn Văn Lâm, Chủ tịch UBND huyện, bên cạnh lĩnh vực du lịch, huyện vẫn xác định nông nghiệp là "trụ đỡ” cho phát triển KT-XH. Để đưa giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng cao theo tinh thần NQĐHĐB huyện lần thứ XXVI thì huyện phải tạo được những bước đột phá.

Quyết tâm tạo đột phá trong sản xuất nông nghiệp, Đảng bộ, chính quyền các cấp huyện tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa, phù hợp với từng vùng, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đồng chí Trần Mạnh Tân, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: Bằng những giải pháp cụ thể, huyện triển khai đồng bộ cả ở trồng trọt, chăn nuôi; khuyến khích người dân lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp tình hình thực tế địa phương, áp dụng khoa học kỹ thật, chuyển đổi hình thức sang sản xuất hàng hóa; đầu tư xây dựng mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao trong nhà lưới, nhà kính như mô hình trồng rau an toàn tại xã Chiềng Châu, Bao La, Mai Hịch... Để thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm, thời gian qua, huyện quan tâm đầu tư, xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm nông nghiệp, nhất là những sản phẩm có tính đặc trưng như: "Ngô nếp Thung Khe”, "Khoai sọ Phúc Sạn”, "Tỏi tía Mai Châu” nhằm góp phần nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm...

Từ việc thực hiện có hiệu quả lộ trình phát triển kinh tế nông nghiệp phù hợp điều kiện thực tế địa phương đã thúc đẩy KT-XH của huyện phát triển một cách bền vững. 6 tháng đầu năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng, tác động của dịch Covid-19 nhưng tổng giá trị sản xuất của huyện vẫn đạt 1.440,8 tỷ đồng, đạt 41,3% kế hoạch, tăng 12,26% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò là "trụ cột” với giá trị sản xuất đạt 472,8 tỷ đồng, đạt 43,98% kế hoạch, tăng 9,09% so với cùng kỳ năm 2020. 
 
Mạnh Hùng


Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục