(HBĐT) - Từ một nền sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, đời sống nông dân gặp khó khăn, thậm chí không ít hộ nông dân phải bỏ ruộng, bỏ rừng rời quê hương đi làm ăn xa. Song, dưới ánh sáng từ các nghị quyết của Tỉnh ủy đã giúp các địa phương khai thác tiềm năng, lợi thế tập trung phát triển nông nghiệp hiện đại, có lợi thế cạnh tranh, hình thành những vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn với nhiều sản phẩm chủ lực, có vị trí vững chắc trên thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.


Cá sông Đà là một trong những đặc sản của tỉnh được người  tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, đặc biệt là thị trường Hà Nội. Ảnh chụp tại Công ty TNHH thủy sản Hải Đăng.

Đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, đặc biệt sự quyết tâm của ngành nông nghiệp cùng nỗ lực vươn lên gian khó của nông dân đã tạo nhiều dấu ấn trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Sản xuất nông, lâm, thủy sản phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng NTM. Giai đoạn 2016 - 2020, bình quân tốc độ tăng trưởng ngành (GRDP) nông, lâm, thủy sản đạt 4,09%/năm. Đến hết năm 2020, tỷ lệ xã đạt 19 tiêu chí NTM đạt 44,3%; tỷ lệ hộ dân nông thôn được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh 95,2%; độ che phủ rừng 51,5%. Cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản. Cơ cấu cây trồng chuyển đổi từ cây trồng kém hiệu quả sang cây có giá trị kinh tế cao. Chăn nuôi tập trung phát triển 5 loài vật nuôi lợi thế theo hướng trang trại. Lâm nghiệp phát triển theo hướng tăng diện tích trồng cây gỗ lớn, cây bản địa, diện tích trồng rừng hàng năm đều vượt kế hoạch đề ra. Nhiều hoạt động liên kết sản xuất, kết nối thị trường được thực hiện. Các nông sản chủ lực của tỉnh tiếp cận được với một số thị trường lớn. 

Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, tỉnh tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực trong từng lĩnh vực. Lĩnh vực trồng trọt gồm cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi), mía tím, rau đậu. Lĩnh vực chăn nuôi với 5 loài vật lợi thế là trâu, bò, lợn, gia cầm, dê. Thủy sản chú trọng chăn nuôi cá lồng vùng hồ… Các sản phẩm chủ lực của tỉnh sản xuất tập trung, quy mô lớn, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ và ứng dụng công nghệ hiện đại. Đi đôi với sản xuất, tỉnh quan tâm xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm, bảo đảm các nông sản được truy xuất nguồn gốc, tiếp cận được thị trường khó tính. Một số sản phẩm của tỉnh có chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể như: Chỉ dẫn địa lý "Cao Phong” cho sản phẩm cam quả của huyện Cao Phong; các nhãn hiệu tập thể: Mía tím Hòa Bình, hạt dổi Lạc Sơn, bưởi đỏ Tân Lạc, quả lặc lày và rau hữu cơ Lương Sơn, cam Lạc Thủy, nhãn Sơn Thủy (Kim Bôi), su su Tân Lạc, thổ cẩm Mai Châu, rượu cần Hòa Bình; nhãn hiệu chứng nhận cá, tôm sông Đà, mật ong Hòa Bình. Thông qua việc đăng ký, xác lập và bảo hộ quyền trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đã mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa đặc thù địa phương, thúc đẩy tiêu thụ. Nhờ vậy, nông sản chủ lực của tỉnh tạo được vị thế trên thị trường, được người tiêu dùng đánh giá cao với nhiều nông sản được tôn vinh. Năm 2016, sản phẩm cam Cao Phong và rau hữu cơ Lương Sơn được lựa chọn là 2 thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam do người tiêu dùng bình chọn. Năm 2017, cam Cao Phong, rau hữu cơ Lương Sơn và nhãn Sơn Thủy lọt top 157 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của cả nước được tôn vinh. Một số nông sản của tỉnh được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc như nhãn, chuối. 

Nhằm nâng tầm giá trị nông sản, đồng thời tiếp tục khai thác tiềm năng, lợi thế của từng vùng, địa phương, tỉnh đã, đang triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Chương trình tạo hướng đi mới trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm truyền thống; góp phần tái cơ cấu kinh tế nông thôn. Các tổ chức kinh tế phát triển nhanh về quy mô, số lượng theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, góp phần hình thành hệ thống tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm khu vực nông thôn. Đến nay, toàn tỉnh có 70 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh (18 sản phẩm 4 sao, 52 sản phẩm 3 sao).

Với những kết quả đạt được, ngành nông nghiệp khẳng định vai trò trụ đỡ nền kinh tế. Diện mạo nông thôn không ngừng đổi thay, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng cải thiện.

 Thủy Thu

Các tin khác


Dấu ấn phong trào sáng tạo khởi nghiệp của tuổi trẻ Hòa Bình

(HBĐT) - "Tuổi trẻ sáng tạo, khởi nghiệp” được xác định là một trong những phong trào hành động cách mạng trọng tâm của Đoàn. Thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, của UBND tỉnh về khởi nghiệp trong thanh niên, Tỉnh Đoàn, Hội LHTN tỉnh đã, đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả.

Công bố hướng dẫn đi lại trên toàn quốc từ ngày 1/10

(HBĐT) - Tối 30/9, Bộ GTVT đã ban hành hướng dẫn tạm thời việc tổ chức hoạt động vận tải cả 5 lĩnh vực ngày từ 1/10.

Kiểm tra các dự án nhà ở trên địa bàn huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Ngày 29/9, đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã kiểm tra việc triển khai các dự án nhà ở đô thị sinh thái trên địa bàn huyện Lương Sơn. Cùng đi có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh.

Xã Suối Hoa: Giảm nghèo bền vững nhờ phát triển chăn nuôi

(HBĐT) - Có tiềm năng, lợi thế về đồng cỏ tự nhiên và diện tích mặt nước vùng hồ, các hộ dân xã Suối Hoa (Tân Lạc) tập trung phát triển chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thủy sản nhằm cải thiện kinh tế, giảm nghèo bền vững. 

Huyện Mai Châu: Hướng tới xây dựng nền kinh tế xanh, bền vững

(HBĐT) - Xác định thế mạnh của địa phương là du lịch và sản xuất nông nghiệp. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ (NQĐHĐB) huyện, huyện Mai Châu đã hướng tới việc xây dựng nền kinh tế xanh bằng chương trình hành động, lộ trình cụ thể theo tinh thần NQĐHĐB huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Tiếp sức giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất do ảnh hưởng của dịch Covid-19

(HBĐT) - Tuy là "vùng xanh”, song trước bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh, diễn biến phức tạp trên cả nước đã ảnh hưởng lớn đến "sức khỏe” nền kinh tế của tỉnh. Đặc biệt, tác động từ làn sóng dịch bệnh lần thứ 4 khiến không ít cơ sở sản xuất, doanh nghiệp (DN), nhất là DN trong các khu công nghiệp (KCN) lao đao do nhiều tỉnh, thành phố, địa phương thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch (PCD), khiến việc lưu thông hàng hóa bị ảnh hưởng, nguồn nhân lực thiếu hụt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục