(HBĐT) - Những năm qua, quy mô kinh tế của tỉnh Hòa Bình không ngừng được mở rộng, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt khá, cao hơn mức bình quân chung cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp-xây dựng, giảm tỷ trọng nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản. Cơ cấu trong nội bộ từng ngành cũng có chuyển biến tích cực. Đặc biệt, trong nông nghiệp có nhiều mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm được hình thành. Các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao, cùng quy trình, kỹ thuật canh tác tiên tiến được áp dụng, bước đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
Hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh được đầu tư kết nối giữa các vùng, tạo thuận lợi thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. (Ảnh tại đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình).
Cùng với đó, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng với tốc độ cao qua các năm. Sản xuất công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội từng bước được đầu tư nâng cấp. Hệ thống hạ tầng giao thông kết nối giữa các vùng ngày càng hoàn thiện, thuận lợi cho giao thương... Tăng trưởng kinh tế đã góp phần quan trọng vào cải thiện chất lượng cuộc sống Nhân dân, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. GRDP bình quân đầu người tăng dần qua các năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể; các chính sách an sinh xã hội ngày càng được mở rộng. Cụ thể, tốc độ tăng GRDP bình quân 5 năm giai đoạn 2016-2020 của tỉnh đạt 6,31%, cao hơn bình quân chung của cả nước 5,99% và cao hơn bình quân của giai đoạn trước 5,71%/năm. Chất lượng tăng trưởng nhiều mặt được nâng lên, đóng góp của khoa học, công nghệ tăng; năng suất lao động tăng bình quân 10,38%/năm; vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả hơn; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng bình quân đạt khoảng 27,02%. Bên cạnh đó, quy mô và tiềm lực kinh tế tiếp tục tăng, năm 2020, giá trị tổng sản phẩm đạt 51.962 tỷ đồng, gấp 1,41 lần so với năm 2016; GRDP bình quân đầu người đạt 60,3 triệu đồng, tăng thêm 16,2 triệu đồng so với năm 2016.
Đặc biệt, theo đánh giá của BTV Tỉnh ủy, 9 tháng qua, đại dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng trên toàn cầu, tác động sâu sắc, toàn diện tới mọi mặt đời sống KT-XH của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Đảng bộ, chính quyền, LLVT, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh đã phát huy tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, linh hoạt triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Huy động sức người, sức của cùng với Nhân dân cả nước phòng, chống đại dịch Covid-19; tập trung đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2021.
Tỉnh đã kịp thời triển khai, cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của T.Ư nhằm vừa ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh, vừa bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phát triển KT - XH. Đến thời điểm này, Hòa Bình là một trong ít tỉnh nằm trong "vùng xanh” an toàn. Dịch bệnh đã làm kinh tế của đất nước suy yếu, trong quý III phải chịu tăng trưởng âm. Song, đối với Hòa Bình, nhờ đẩy lùi, kiểm soát tốt dịch Covid-19 đã giúp kinh tế tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng ước đạt 8,3%, nằm trong nhóm cao nhất cả nước.
Từ những kết quả đạt được trong đổi mới mô hình và nâng cao chất lượng tăng trưởng những năm qua, nhiều bài học kinh nghiệm được tỉnh đúc rút. Trong đó, BTV Tỉnh ủy đã nhấn mạnh đến việc vận dụng sáng tạo, linh hoạt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; làm tốt công tác chính trị tư tưởng, tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến tận người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số nhằm tạo sự đồng thuận cao; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội. Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải rất nhạy bén, kiên quyết, sáng tạo, bám sát thực tiễn; chú trọng công tác dự báo, kịp thời đề ra các giải pháp phù hợp với tình hình mới... Đồng thời, coi trọng kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với tăng cường QP-AN, thực hiện công bằng xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.
Thu Hiền
(HBĐT) - Ngày 7/10, tại huyện Tân Lạc, Sở NN&PTNT tỉnh phối hợp với UBND huyện Tân Lạc tổ chức tọa đàm "Phát triển trồng cây ngô sinh khối (NSK) trên đất nhàn rỗi, hoang hóa, vườn tạp phục vụ chăn nuôi trâu, bò mùa đông”. Tham dự hội nghị có lãnh đạo: Sở NN&PTNT, UBND huyện Tân Lạc; các chuyên gia trong lĩnh vực trồng trọt và một số doanh nghiệp cùng hơn 70 nông dân trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Những năm qua, bằng nhiều hoạt động thiết thực, Hội LHPN xã Miền Đồi (Lạc Sơn) đã hỗ trợ hội viên phụ nữ thoát nghèo, phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Qua đó, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, phát triển KT-XH địa phương.
(HBĐT) - Hàng năm, huyện Tân Lạc đều thực hiện vượt kế hoạch trồng rừng và trồng cây phân tán. Người dân trong huyện ngày càng có ý thức, trách nhiệm trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Nhiều hộ thực hiện chuyển từ mô hình trồng rừng gỗ nhỏ sang trồng gỗ lớn; trồng cây lâm nghiệp bản địa có giá trị kinh tế cao như dổi, trám đen, trám trắng…
(HBĐT) - Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông là chủ trương lớn được Đảng bộ tỉnh vận dụng ngày càng hiệu quả, triển khai nhiều dự án, công trình tạo động lực phát triển KT-XH, cải thiện dân sinh.
(HBĐT) - TP Hòa Bình có dự án đầu tư vốn ngân sách Nhà nước và vốn ngoài ngân sách nhiều nhất tỉnh. Trong đó, nhiều công trình trọng điểm có tác động lớn tới phát triển KT-XH của thành phố và tỉnh. Việc triển khai các dự án thường đi liền với những khó khăn, phức tạp trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (BT, GPMB), bởi ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mỗi gia đình. Chính vì vậy, GPMB được cấp ủy, chính quyền thành phố xác định là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.
(HBĐT) - Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông vừa ký Quyết định số 1708/QĐ-BGTVT phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6, đoạn tránh thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.