(HBĐT) - Đoàn Kết là xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Đà Bắc, thường phải hứng chịu thiệt hại do thiên tai gây ra, vì vậy ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân. Song, từ nỗ lực vượt khó của hệ thống chính trị và mỗi gia đình, cùng sự trợ giúp của các cấp, ngành thông qua các chương trình, dự án đã giúp xã từng bước chuyển mình.


Người dân xóm Cang, xã Đoàn Kết (Đà Bắc) đầu tư chăn nuôi gia súc mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Những tháng cuối năm, nhịp sống ở xã vùng cao này hối hả hơn. Như trước kia, một năm chỉ quanh quẩn với 2 vụ sản xuất, thì nay bà con đã đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi mùa vụ để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo việc làm, tăng thu nhập. Gia đình ông Lò Văn Sáng, xóm Cang được người dân biết đến là hộ sản xuất giỏi. Hiện, gia đình đang gấp rút hoàn thiện ngôi nhà kiên cố rộng cả trăm m2, thành quả của những năm tháng lao động không mệt mỏi. Cần mẫn bám đồng ruộng, đồi nương, gia đình đã tích cóp được vốn xây dựng hệ thống chuồng, kết hợp trồng cỏ voi để nuôi trâu, bò thịt và sinh sản. Có thời điểm trong chuồng nhà ông đầu tư nuôi hơn 10 con trâu. Ông chia sẻ rằng, những gì gia đình có được là nỗ lực vượt khó và nhờ sự quan tâm của các cấp, ngành giúp người dân có cơ hội thoát nghèo.

Cũng như hộ ông Sáng, hộ ông Xa Thanh Bình vừa xây dựng được cơ ngơi kha khá để ở và kinh doanh dịch vụ. Mặc dù mở hướng làm ăn mới nhưng gia đình vẫn gắn bó với ruộng, nương, bởi không chỉ đảm bảo lương thực tại chỗ mà còn phục vụ chăn nuôi và là nguồn hàng hóa, tạo thu nhập sau mỗi mùa vụ. Hộ ông cũng được hưởng lợi khi tiếp nhận bò giống từ dự án "Ứng dụng tiến bộ KH&CN để phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo sinh kế cho người dân bị ảnh hưởng của thiên tai tại huyện Đà Bắc” do Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản triển khai. Nhờ vậy, vừa có tư liệu sản xuất, gia đình vừa được tập huấn KHKT để chăn nuôi hiệu quả.

Theo đánh giá của lãnh đạo UBND xã Đoàn Kết, những năm gần đây, KT-XH của xã từng bước phát triển là nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia và nhiều dự án thiết thực triển khai trên địa bàn. Từ đó, giúp hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư xây dựng, người dân được trang bị kiến thức và tiếp cận với cách thức sản xuất mới để nâng cao hiệu quả lao động.

Mô hình chăn nuôi bò lai nhóm Zebu kết hợp trồng cỏ voi của dự án do Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản thực hiện là một ví dụ. Mô hình triển khai ở 6 xóm, đã hỗ trợ 40 con bò và trồng 1 ha cỏ voi cho 40 hộ. Thực hiện từ tháng 5/2020, đến nay, đàn bò phát triển tốt, đã bước vào chu kỳ sinh sản. Các tiến bộ KHKT được chuyển giao, tư vấn đã giúp bà con nắm bắt, áp dụng vào sản xuất, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập, là cơ sở để người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất an toàn, bền vững.

Trước đây, đồng đất Đoàn Kết hầu như chỉ có cây lúa, ngô, sắn, nay đã có màu xanh của những cây trồng mang giá trị hàng hóa như: Khoai sọ, đậu tương, dong riềng, lạc… Bà con cơ cấu lại mùa vụ để làm thêm vụ đông, trong đó, ngoài mở rộng diện tích rau, đậu, các gia đình tranh thủ thời vụ trồng ngô sinh khối. Đây là cách làm mới khá hiệu quả. Theo chia sẻ của người dân, trồng ngô sinh khối không chỉ chủ động thức ăn cho gia súc trong mùa đông khắc nghiệt mà còn tạo nguồn thu nhập đáng kể. Thời gian trồng ngắn, không phải đầu tư nhiều, tiêu thụ dễ dàng với giá bán từ 800 - 1.000 đồng/kg, vì vậy, xã có diện tích trồng khá lớn.

Cùng với trồng trọt, chăn nuôi nông hộ cũng được mở rộng quy mô. Hiện, toàn xã có tổng đàn gia súc và đàn lợn khoảng 2.000 con, đàn gia cầm gần 12.000 con. Khai thác tiềm năng mặt nước, các hộ phát triển nuôi trồng thủy sản trên diện tích hơn 5 ha ao, hồ.

Ghi nhận những nỗ lực phát triển KT-XH, chăm lo đời sống nhân dân, đến nay, xã đặc biệt khó khăn Đoàn Kết đã đạt 11/19 tiêu chí xây dựng NTM.


Thu Hiền


Các tin khác


Huyện Mai Châu: Đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông

(HBĐT) - Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) của người tham gia giao thông, Ban ATGT huyện Mai Châu đã triển khai mạnh mẽ, đồng bộ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về TTATGT trên địa bàn.

Huyện Lạc Sơn: Chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Huyện Lạc Sơn có 13 xã khu vực III - xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), 2 xã khu vực II, 9 xã khu vực I; 22 xóm ĐBKK thuộc các xã khu vực I, II. Toàn huyện có 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), chủ yếu là dân tộc Mường. Với đặc thù này nên việc đầu tư cho vùng dân tộc và chăm lo đời sống người dân luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện quan tâm.

Nhiều lợi ích từ thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt

(HBĐT) - Chỉ cần thiết bị có kết nối internet hay ủy nhiệm cho các tổ chức trung gian, người dân có thể thanh toán tiền điện nhanh chóng, chính xác mà không mất thời gian đến các điểm thu tiền điện. Hình thức thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đang được ngành điện triển khai với nhiều phương thức thanh toán tiện lợi cho khách hàng trên địa bàn tỉnh.

Phát huy vai trò nông dân thời đại mới

(HBĐT) - Thời gian qua, các cấp Hội nông dân (HND) trong tỉnh không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, tập trung xây dựng phát triển nền nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện đại và xây dựng người nông dân thời đại mới nắm chắc công nghệ, kinh tế số, đổi mới tư duy nông nghiệp.

Vận dụng sáng tạo, linh hoạt các chủ trương, chính sách để nâng cao chất lượng tăng trưởng

(HBĐT) - Những năm qua, quy mô kinh tế của tỉnh Hòa Bình không ngừng được mở rộng, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt khá, cao hơn mức bình quân chung cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp-xây dựng, giảm tỷ trọng nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản. Cơ cấu trong nội bộ từng ngành cũng có chuyển biến tích cực. Đặc biệt, trong nông nghiệp có nhiều mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm được hình thành. Các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao, cùng quy trình, kỹ thuật canh tác tiên tiến được áp dụng, bước đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

Hứa hẹn đột phá về kết cấu hạ tầng nhiệm kỳ 2020 - 2025: Bài 2 - Tập trung nguồn lực cho các công trình, dự án trọng điểm

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII xác định phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, xuyên suốt của nhiệm kỳ để tạo các bước đột phá thúc đẩy phát triển KT-XH.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục