(HBĐT) - Chỉ cần thiết bị có kết nối internet hay ủy nhiệm cho các tổ chức trung gian, người dân có thể thanh toán tiền điện nhanh chóng, chính xác mà không mất thời gian đến các điểm thu tiền điện. Hình thức thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đang được ngành điện triển khai với nhiều phương thức thanh toán tiện lợi cho khách hàng trên địa bàn tỉnh.


Cán bộ Điện lực Cao Phong hướng dẫn khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt.

Nếu ở khu vực nông thôn, việc đi đóng tiền điện hàng tháng vẫn còn phổ biến thì ở địa bàn thành phố, những năm qua, nhiều khách hàng đã sử dụng hình thức thanh toán tiền điện trực tuyến hoặc ủy nhiệm qua các tổ chức trung gian rất tiện lợi. Hai năm trở lại đây, gia đình chị Nguyễn Thị Hương, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) đã sử dụng hình thức thanh toán tiền điện thông qua trích nợ tự động từ tài khoản ngân hàng. Hàng tháng, chị nhận được thông báo về chỉ số công tơ điện thông qua tin nhắn zalo. Chị Hương cho biết, do làm việc trong cơ quan Nhà nước nên trước đây gặp nhiều khó khăn trong việc sắp xếp thời gian để đi đóng tiền điện. Sau này, được ngành điện hướng dẫn, chị đã ủy nhiệm cho ngân hàng trích tài khoản hàng tháng để thanh toán tiền điện. "Việc thanh toán tiền điện qua ngân hàng rất thuận tiện, giúp gia đình tiết kiệm được thời gian đi lại, không phải nhớ lịch thanh toán vì đã có ngân hàng thực hiện rồi” - chị Hương chia sẻ.

Thời gian qua, ngành điện không ngừng mở rộng hợp tác với các ngân hàng, tổ chức trung gian để triển khai nhiều hình thức thanh toán tiền điện tiện lợi cho khách hàng lựa chọn. Đồng chí Lương Văn Phương, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Hòa Bình cho biết: Hiện nay, công ty đang quản lý, kinh doanh bán điện cho hơn 260 nghìn khách hàng trên toàn tỉnh. Tính đến hết tháng 8/2021, công ty đã ký thỏa thuận hợp tác với 6 ngân hàng và 8 tổ chức trung gian để thu hộ tiền điện theo phương thức không dùng tiền mặt. Cuối tháng 9 vừa qua, công ty ký kết với Ngân hàng NN&PTNT tỉnh về hợp tác phát hành thẻ thấu chi cho khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt; ký kết với Bưu điện tỉnh về hợp tác thu hộ tiền điện qua ví điện tử VNPost-Vimo.

Với những lợi ích thiết thực mang lại, tỷ lệ khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng lên. Năm 2018, toàn tỉnh mới có 28% khách hàng sử dụng, năm 2019 tăng lên 32%, năm 2020 đạt 42%. Trong 8 tháng năm 2021, tỷ lệ thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh đạt 47,3% về số hóa đơn và 71,23% về tiền. Đồng chí Lương Văn Phương nhấn mạnh: Việc triển khai dịch vụ đa kênh, phục vụ trực tuyến, kết nối với các ngân hàng để thiết lập hệ thống thu hộ tiền điện là một trong những giải pháp quan trọng trong công tác chuyển đổi số của ngành điện. Theo đó, khách hàng có thể thanh toán tiền điện, tiền chi phí dịch vụ không dùng tiền mặt qua tài khoản của ngân hàng, ví điện tử của đối tác mà không phụ thuộc vào địa bàn sử dụng điện. Điều này đem lại nhiều lợi ích, giúp ngành điện tiếp tục nâng cao chất lượng kinh doanh, phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Hiện, Công ty Điện lực Hòa Bình nỗ lực phấn đấu đến cuối năm 2021, tỷ lệ khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh đạt 50,5% về số hóa đơn và 85% về tiền.


Viết Đào


Các tin khác


Huyện Kim Bôi: Hướng dẫn hộ sản xuất nông nghiệp tổ chức kinh doanh lên sàn giao dịch điện tử

(HBĐT) - Ngày 8/10, UBND huyện phối hợp với Chi nhánh Công ty cổ phần bưu chính Viettel Hòa Bình tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn hộ sản xuất nông nghiệp tổ chức kinh doanh lên sản giao dịch thương mại điện tử (TMĐT). Tham dự có 70 đại biểu là đại diện các HTX, chủ tịch hội nông dân, hộ sản xuất, cán bộ địa chính nông nghiệp trên địa bàn huyện. 

Phấn đấu năm 2021, trên 25% hộ sản xuất nông nghiệp có tài khoản bán hàng/gian hàng trên sàn thương mại điện tử

(HBĐT) - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 194/KH-UBND, ngày 4/10/2021 về việc hỗ trợ đưa ộ sản xuất nông nghiệp (SXNN) lên sàn thương mại điện tử (TMĐT), thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh. Theo đó, đối tượng tham gia sàn TMĐT là các hộ SXNN tham gia mua bán trên sàn TMĐT để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế. Các sàn TMĐT hỗ trợ hộ SXNN quảng bá sản phẩm, giao dịch mua bán trên sàn, gồm các sàn TMĐT: Postmart.vn (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam); Voso.vn (Tổng công ty CP Bưu chính Viettel); Sendo (Tập đoàn FPT). UBND tỉnh dự kiến trong năm 2021, số hộ được đào tạo, tập huấn về kỹ năng số và kỹ năng hoạt động trên không gian mạng đạt trên 35%, năm 2022 đạt trên 70%; số hộ SXNN được đào tạo, tập huấn, hướng dẫn thực hiện quy trình đóng gói - kết nối - giao nhận đạt trên 30%, năm 2022 đạt trên 60%; số hộ SXNN có tài khoản bán hàng/gian hàng trên sàn TMĐT đạt trên 25%, năm 2022 đạt trên 50%; số hộ SXNN có tài khoản thanh toán điện tử đạt trên 25%, năm 2022 đạt trên 50%.

Phát triển trồng ngô sinh khối trên đất nhàn rỗi, vườn tạp phục vụ chăn nuôi trâu, bò mùa đông

(HBĐT) - Ngày 7/10, tại huyện Tân Lạc, Sở NN&PTNT tỉnh phối hợp với UBND huyện Tân Lạc tổ chức tọa đàm "Phát triển trồng cây ngô sinh khối (NSK) trên đất nhàn rỗi, hoang hóa, vườn tạp phục vụ chăn nuôi trâu, bò mùa đông”. Tham dự hội nghị có lãnh đạo: Sở NN&PTNT, UBND huyện Tân Lạc; các chuyên gia trong lĩnh vực trồng trọt và một số doanh nghiệp cùng hơn 70 nông dân trên địa bàn huyện.

Hội LHPN xã Miền Đồi: Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

(HBĐT) - Những năm qua, bằng nhiều hoạt động thiết thực, Hội LHPN xã Miền Đồi (Lạc Sơn) đã hỗ trợ hội viên phụ nữ thoát nghèo, phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Qua đó, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, phát triển KT-XH địa phương.

Huyện Tân Lạc: Phát triển kinh tế rừng bền vững

(HBĐT) - Hàng năm, huyện Tân Lạc đều thực hiện vượt kế hoạch trồng rừng và trồng cây phân tán. Người dân trong huyện ngày càng có ý thức, trách nhiệm trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Nhiều hộ thực hiện chuyển từ mô hình trồng rừng gỗ nhỏ sang trồng gỗ lớn; trồng cây lâm nghiệp bản địa có giá trị kinh tế cao như dổi, trám đen, trám trắng…

Hứa hẹn đột phá về kết cấu hạ tầng nhiệm kỳ 2020 - 2025: Bài 1 - Những công trình mang dấu ấn đột phá về hạ tầng

(HBĐT) - Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông là chủ trương lớn được Đảng bộ tỉnh vận dụng ngày càng hiệu quả, triển khai nhiều dự án, công trình tạo động lực phát triển KT-XH, cải thiện dân sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục