(HBĐT) - Thời gian qua, các cấp Hội nông dân (HND) trong tỉnh không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, tập trung xây dựng phát triển nền nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện đại và xây dựng người nông dân thời đại mới nắm chắc công nghệ, kinh tế số, đổi mới tư duy nông nghiệp.
Nông dân thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) tăng cường ứng dụng cơ giới hoá để đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa vụ mùa.
Nông dân Nguyễn Duy Lành là tấm gương không còn xa lạ với người dân thôn Bột và cả xã Phú Thành (Lạc Thủy). Nhớ về thời gian đầu khởi nghiệp, ông chia sẻ: May mắn được tham gia lớp tập huấn của HND xã, tôi như được khai sáng, tìm được hướng đi đúng đắn để phát triển kinh tế tại quê hương. Cùng sự đồng hành, hỗ trợ về vốn, kỹ thuật sản xuất của các cấp Hội, tôi đã xây dựng mô hình trang trại kết hợp trồng trọt, chăn nuôi, nhờ ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ cao đem lại nhiều thành công liên tiếp. Từ năm 2012 đến nay, mỗi năm mô hình đem lại nguồn doanh thu từ vài tỷ tới cả chục tỷ đồng.
Với ý chí và sự nhạy bén nắm bắt thời cơ, ông Lành đã nỗ lực vươn lên trở thành một trong những điển hình sản xuất, kinh doanh (SX-KD) giỏi của xã, huyện. Đặc biệt, năm 2017, ông là nhà nông duy nhất của tỉnh được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có những thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong phong trào nông dân giai đoạn 2012 - 2016.
Không chỉ ông Lành, từ sự đồng hành, hỗ trợ tích cực của các cấp Hội, trên địa bàn tỉnh xuất hiện ngày càng nhiều nông dân tiêu biểu trong phong trào thi đua SX-KD giỏi. Họ không ngừng sáng tạo, mạnh dạn tiếp cận và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất để nâng cao giá trị nông sản, nâng cao thu nhập. Nhằm tạo động lực cho hội viên nông dân (HVND) tích cực phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu, HND tỉnh chủ động ký chương trình phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp để tăng cường nguồn lực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất; các hoạt động tư vấn, hỗ trợ HVND tiếp cận KHKT, cung ứng thiết bị, vật tư nông nghiệp, xây dựng kinh tế hợp tác ở nông thôn được quan tâm đẩy mạnh. Đồng thời, làm tốt công tác tham mưu, tăng cường phối hợp các sở, ngành triển khai sâu rộng những chính sách liên quan đến phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản.
Trong 10 năm qua (2011-2020), các cấp HND đã hỗ trợ, hướng dẫn xây dựng trên 320 mô hình kinh tế tập thể với 250 tổ hợp tác và 73 hợp tác xã, góp phần tạo nên các chuỗi liên kết cung ứng bền vững được áp dụng quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, đảm bảo truy xuất nguồn gốc. Hiện có gần 100 hộ hội viên thu nhập từ 500 triệu - trên 1 tỷ đồng; hàng chục nghìn hộ thu nhập từ 100 - 500 triệu đồng. Tại các địa phương cũng xây dựng được nhiều mô hình sản xuất tập trung như: Mô hình trồng cam (Cao Phong, Kim Bôi); trồng rau hữu cơ Lương Sơn; chăn nuôi dê (Lạc Thủy, Mai Châu); chế tác đá cảnh (Lạc Thủy); nuôi cá lồng (TP Hòa Bình, Đà Bắc); dệt thổ cẩm (Tân Lạc, Mai Châu), trồng bưởi Diễn, bưởi da xanh (Yên Thủy, Tân Lạc)...
Hiệu quả của các hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân và phong trào thi đua SX-KD ở các địa phương đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và thay đổi mạnh mẽ diện mạo nông thôn. Những cánh đồng mẫu lớn dần hình thành, nhiều vùng sản xuất chuyên canh ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ KHKT, tạo nên những nông sản hàng hoá đặc trưng, chất lượng. Đến nay, toàn tỉnh hình thành 100 chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản an toàn; giá trị thu được trên 1 ha đất sản xuất bình quân đạt trên 140 triệu đồng/ha (tăng trên 2,2 lần so với năm 2010).
Đồng chí Lê Văn Thạch, Chủ tịch HND tỉnh cho biết: Để thực hiện hiệu quả các phong trào lớn của Hội, thời gian qua, cán bộ Hội luôn bám sát cơ sở nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tình hình sản xuất của hội viên, phối hợp xây dựng các mô hình theo phương châm "cầm tay chỉ việc”. Các cấp HND đã thực sự phát huy được vai trò trung tâm, nòng cốt, làm tốt công tác phát động thi đua. Từ đó thu hút, tạo sự gắn bó ngày càng chặt chẽ giữa tổ chức Hội với hội viên, chất lượng hoạt động của Hội được nâng lên rõ rệt.
Thu Hằng
(HBĐT) - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 194/KH-UBND, ngày 4/10/2021 về việc hỗ trợ đưa ộ sản xuất nông nghiệp (SXNN) lên sàn thương mại điện tử (TMĐT), thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, đối tượng tham gia sàn TMĐT là các hộ SXNN tham gia mua bán trên sàn TMĐT để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế. Các sàn TMĐT hỗ trợ hộ SXNN quảng bá sản phẩm, giao dịch mua bán trên sàn, gồm các sàn TMĐT: Postmart.vn (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam); Voso.vn (Tổng công ty CP Bưu chính Viettel); Sendo (Tập đoàn FPT).
UBND tỉnh dự kiến trong năm 2021, số hộ được đào tạo, tập huấn về kỹ năng số và kỹ năng hoạt động trên không gian mạng đạt trên 35%, năm 2022 đạt trên 70%; số hộ SXNN được đào tạo, tập huấn, hướng dẫn thực hiện quy trình đóng gói - kết nối - giao nhận đạt trên 30%, năm 2022 đạt trên 60%; số hộ SXNN có tài khoản bán hàng/gian hàng trên sàn TMĐT đạt trên 25%, năm 2022 đạt trên 50%; số hộ SXNN có tài khoản thanh toán điện tử đạt trên 25%, năm 2022 đạt trên 50%.
(HBĐT) - Ngày 7/10, tại huyện Tân Lạc, Sở NN&PTNT tỉnh phối hợp với UBND huyện Tân Lạc tổ chức tọa đàm "Phát triển trồng cây ngô sinh khối (NSK) trên đất nhàn rỗi, hoang hóa, vườn tạp phục vụ chăn nuôi trâu, bò mùa đông”. Tham dự hội nghị có lãnh đạo: Sở NN&PTNT, UBND huyện Tân Lạc; các chuyên gia trong lĩnh vực trồng trọt và một số doanh nghiệp cùng hơn 70 nông dân trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Những năm qua, bằng nhiều hoạt động thiết thực, Hội LHPN xã Miền Đồi (Lạc Sơn) đã hỗ trợ hội viên phụ nữ thoát nghèo, phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Qua đó, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, phát triển KT-XH địa phương.
(HBĐT) - Hàng năm, huyện Tân Lạc đều thực hiện vượt kế hoạch trồng rừng và trồng cây phân tán. Người dân trong huyện ngày càng có ý thức, trách nhiệm trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Nhiều hộ thực hiện chuyển từ mô hình trồng rừng gỗ nhỏ sang trồng gỗ lớn; trồng cây lâm nghiệp bản địa có giá trị kinh tế cao như dổi, trám đen, trám trắng…
(HBĐT) - Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông là chủ trương lớn được Đảng bộ tỉnh vận dụng ngày càng hiệu quả, triển khai nhiều dự án, công trình tạo động lực phát triển KT-XH, cải thiện dân sinh.
(HBĐT) - TP Hòa Bình có dự án đầu tư vốn ngân sách Nhà nước và vốn ngoài ngân sách nhiều nhất tỉnh. Trong đó, nhiều công trình trọng điểm có tác động lớn tới phát triển KT-XH của thành phố và tỉnh. Việc triển khai các dự án thường đi liền với những khó khăn, phức tạp trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (BT, GPMB), bởi ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mỗi gia đình. Chính vì vậy, GPMB được cấp ủy, chính quyền thành phố xác định là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.