(HBĐT) - Nhân dịp kỷ niệm 135 năm thành lập huyện, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn Nguyễn Văn Danh đã trao đổi với phóng viên Báo Hoà Bình về những kết quả đạt được trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế, thu hút đầu tư của huyện.
P.V: Nhân dịp kỷ niệm 135 năm thành lập huyện, xin đồng chí cho biết về những thành tựu nổi bật trong công cuộc đổi mới của huyện nhà?
Đồng chí Nguyễn Văn Danh: Trải qua chặng đường 135 năm thành lập, xây dựng và phát triển, Đảng bộ và Nhân dân Lương Sơn đã phát huy lòng yêu nước, yêu quê hương, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, vượt qua muôn vàn khó khăn, lập nên những thành tích lớn lao, góp phần cùng cả tỉnh, cả nước đi đến thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.
Lãnh đạo tỉnh và huyện Lương Sơn kiểm tra tình hình sản xuất - kinh doanh tại Công ty CP COASiA.CM VINA (KCN Lương Sơn).
Đặc biệt, sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Lương Sơn đạt được nhiều kết quả to lớn trên các lĩnh vực. Nhất là về phát triển kinh tế đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, quy mô và tiềm lực được nâng lên rõ rệt.
Để đạt được kết quả đó, UBND huyện luôn chủ động ban hành kế hoạch thực hiện cải cách hành chính trên tất cả các lĩnh vực: Cải cách thể chế, cải cách tài chính công, cải cách bộ máy, từng bước hiện đại hóa nền hành chính… góp phần phục vụ ngày càng tốt hơn theo đúng chỉ đạo về xây dựng chính quyền hành động, kiến tạo phục vụ Nhân dân, doanh nghiệp.
Nhờ đó, nhiệm kỳ 2015 - 2020, kinh tế của huyện có bước tăng trưởng và phát triển khá cao với mức tăng trưởng bình quân 13,86%/năm, bước đầu thực hiện được mục tiêu là vùng kinh tế động lực của tỉnh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Công nghiệp - xây dựng 63,1%, thương mại - dịch vụ 24,8%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 12,1%. Quy mô các ngành kinh tế tăng gần gấp 2,2 lần so với năm 2015. Thu NSNN năm 2020 đạt 372 tỷ đồng, tăng 242 tỷ đồng so với năm 2015, bình quân tăng 20,07%/năm.
Cùng với đó, xác định công tác quy hoạch luôn đi trước trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị, những năm qua, công tác này trên địa bàn huyện luôn được các cấp, ngành và Nhân dân quan tâm. Nhờ đó, kết cấu hạ tầng đô thị được tập trung đầu tư xây dựng cùng với việc phát triển hạ tầng xã hội, hệ thống dịch vụ công cộng và nhà ở đã góp phần mang lại diện mạo khang trang, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, từng bước đáp ứng nhu cầu đời sống tốt hơn cho Nhân dân.
Hiện, tỷ lệ đô thị hóa của huyện đã đạt 43,5%, thị trấn Lương Sơn và khu vực mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV. Thu nhập bình quân đầu người đạt 81,9 triệu đồng, tăng 37 triệu đồng, vượt so với chỉ tiêu nghị quyết đề ra là 60 triệu đồng, tăng 1,36 lần so với năm 2015. 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới; năm 2019, huyện Lương Sơn được công nhận là huyện nông thôn mới, sớm hơn 1 năm so với kế hoạch đề ra.
Với những kết quả đã đạt được, năm 2020, Lương Sơn vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Đây là mốc son lịch sử đánh dấu những nỗ lực phấn đấu, trưởng thành của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong huyện, là niềm tự hào, sức mạnh tinh thần to lớn khích lệ cán bộ, đảng viên, quân và dân Lương Sơn vượt qua thử thách, vững bước đi lên trong sự nghiệp CNH, HĐH.
P.V: Lương Sơn là cửa ngõ của Thủ đô, là vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh, vậy trong thời gian qua, công tác hút đầu tư đã đạt được kết quả như thế nào, thưa đồng chí?
Đồng chí Nguyễn Văn Danh: Được xác định là vùng động lực kinh tế, Huyện ủy, UBND huyện đã tranh thủ sự quan tâm của tỉnh để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai các dự án, phát triển công nghiệp theo quy hoạch bền vững.
Hiện, toàn huyện có 198 dự án đầu tư, chiếm trên 20% tổng số dự án toàn tỉnh; trong đó có 24 dự án FDI và 174 dự án trong nước. Đồng thời, huyện có trên 3.800 cơ sở, doanh nghiệp và hộ sản xuất CN- TTCN đang hoạt động, tập trung vào các lĩnh vực thế mạnh: Sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, điện tử... góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
Khu công nghiệp Lương Sơn được đầu tư hạ tầng đồng bộ, tỷ lệ lấp đầy đạt 100%; thu hút 28 dự án đầu tư, trong đó có 13 dự án FDI. Hàng năm, các doanh nghiệp đóng góp 81% giá trị sản xuất công nghiệp, không tính giá trị sản xuất công nghiệp của thủy điện Hòa Bình và khoảng 62% giá trị xuất khẩu của tỉnh, tích cực đóng góp ngân sách và giải quyết việc làm cho khoảng 1 vạn lao động.
Ngành CN - TTCN, xây dựng của huyện tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 24,8%. Đến năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng của huyện đạt 12.870 tỷ đồng, tăng 7.897,7 tỷ đồng so với năm 2015, chiếm 63,1% trong tỷ trọng tổng giá trị sản phẩm địa phương.
P.V: Để Lương Sơn khai thác, phát huy tối đa tiền năng, lợi thế, xứng tầm hơn nữa trong phát triển KT-XH, thời gian tới, huyện đã đề ra những giải pháp trọng tâm nào nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra, thưa đồng chí?
Đồng chí Nguyễn Văn Danh: Được xác định là vùng động lực kinh tế của tỉnh, với những tiềm năng, lợi thế riêng, Lương Sơn đang đứng trước nhiều cơ hội, nhưng cũng nhiều thách thức cần giải quyết. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI đề ra chỉ tiêu phấn đấu giai đoạn 2021-2025 tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất bình quân 5 năm tăng 15%. Đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người đạt 83 triệu đồng/người; thu NSNN đạt 1.000 tỷ đồng và tỷ lệ đô thị hóa đạt 60%...
Để đạt được các mục tiêu đề ra, Lương Sơn sẽ lấy phát triển nhanh, toàn diện và bền vững làm cơ sở, trong đó: Công nghiệp làm nền tảng, hạ tầng và du lịch làm mũi nhọn, nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Phát triển kinh tế gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa, đảm bảo an sinh xã hội; kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ QP-AN; gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đồng thời, chủ động nắm bắt cơ hội, tận dụng tối đa lợi thế của địa phương, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư. Tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển, nhất là kinh tế tập thể. Phát huy dân chủ, khơi dậy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển KT-XH nhanh và bền vững; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng "Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp”.
Song song với đó, quan tâm đặc biệt công tác quy hoạch, tiếp tục nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới, phát triển đô thi; tăng cường công tác quản lý tài nguyên và môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển VH-XH; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng huyện Lương Sơn phát triển toàn diện, bền vững, phát huy vai trò là vùng động lực kinh tế của tỉnh Hòa Bình. Phấn đấu đến năm 2025, huyện Lương Sơn cơ bản đạt tiêu chí đơn vị hành chính cấp thị xã.
P.V: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!
Hồng Trung (thực hiện)
(HBĐT) - Chiều 18/10, Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh (HTND) tỉnh phối hợp với Ngân hàng TMCP Quân đội (MB Bank) - Chi nhánh Tây Hà Nội tổ chức ký kết chương trình phối hợp góp sức xây dựng "Nhà mái ấm nông dân” cùng app MB Bank.
(HBĐT) - Phát triển nông nghiệp là nền tảng theo hướng an toàn, hiệu quả, sản xuất hàng hóa lớn gắn với thị trường tiêu thụ, gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến, du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đó là mục tiêu chung đã, đang được UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện, nhằm tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM).
(HBĐT) - Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân, đến nay, xã Phú Cường (Tân Lạc) đã hoàn thành 16/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Hiện, xã tập trung thực hiện các tiêu chí còn lại, nhất là giảm tỷ lệ hộ nghèo và nâng cao thu nhập cho Nhân dân.
(HBĐT) - Hưởng ứng Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh "Vì một Việt Nam xanh”, 9 tháng qua, các huyện, thành phố trong tỉnh đã trồng 924 nghìn cây phân tán và cây ăn quả các loại; trồng mới hơn 6.400 ha rừng, đạt trên 114% kế hoạch. Bên cạnh đó, toàn tỉnh đã khai thác khoảng 5 nghìn ha rừng trồng tập trung, khối lượng trên 403 nghìn m3 gỗ; khai thác cây phân tán được 14,74 nghìn m3, tận thu 178,47 nghìn ste củi; khai thác 2.607 nghìn cây bương, tre, luồng, nứa.
(HBĐT) - Bằng nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác, đến nay, hệ thống đường giao thông nông thôn (GTNT) trên địa bàn tỉnh từng bước được nhựa hóa, bê tông hóa, dần đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương hàng hóa của người dân.
Với tiềm lực, dư địa tài khóa và tín dụng như hiện nay, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, Việt Nam có thể nới bội chi và vay nợ nhiều hơn để có nguồn lực chi cho chống dịch và hỗ trợ nền kinh tế. Giải pháp này nên thực hiện trong ngắn hạn, đến năm 2023 quay lại quỹ đạo cũ.