(HBĐT) - Miền Bắc được xem là đang trải qua đợt rét nhất cùng thời kỳ trong vòng 40 năm qua. Có nơi rét đậm, nhiệt độ thấp nhất 15-180C, vùng núi 12-150C, vùng núi cao dưới 80C. Dự báo từ giữa tháng 11 trở đi, các tỉnh miền Bắc liên tục đón các đợt không khí lạnh. Đối với tỉnh ta, theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, nhiệt độ trung bình mùa đông năm 2021-2022 có xu hướng thấp hơn so với mùa đông năm 2020-2021. Trong tháng 11, 12, nhiệt độ trên phạm vi toàn tỉnh phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm. Các tháng 1, 2, 4/2022, nhiệt độ ở ngưỡng thấp hơn từ 0-0,50C so với trung bình nhiều năm. Khả năng trong mùa đông năm nay sẽ có các đợt rét đậm, rét hại xảy ra sớm và kéo dài.



Hộ chăn nuôi xã Đoàn Kết (Đà Bắc) chủ động nguồn thức ăn cho trâu, bò trong mùa đông.

Với địa hình chủ yếu là đồi núi nên vào mùa đông, trên địa bàn tỉnh thường xảy ra các loại hình rủi ro thiên tai do sương mù, rét đậm, rét hại, sương muối. Theo cơ quan chức năng, do địa hình nhiều đồi núi, xe cộ khi di chuyển phải đi qua nhiều đèo, dốc, nhất là trên tuyến Quốc lộ 6 đoạn qua tỉnh Hòa Bình và Sơn La hay xuất hiện sương mù bao phủ cả ngày lẫn đêm, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông rất cao. Sương mù thường xuyên xuất hiện tại các vị trí như: đèo Phú Cường từ km14 - km118+500; đèo Thung Khe từ km124 - km131+100; dốc 81 từ km143 - km147 thuộc địa phận tỉnh.

Hiện tượng sương mù thường xảy ra từ tháng 10 đến hết tháng 4 năm sau. Ở khu vực đường đèo, dốc, cua gấp khúc, mặt đường trơn trượt, nhất là vào mùa đông, đầu xuân thường có mưa phùn khiến cho độ bám đường của lốp xe kém, dẫn đến phanh không ăn, sương mù cũng làm hạn chế tầm nhìn của các lái xe. Đây là một trong những nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông.

Ngoài ra, vào mùa đông, trong tỉnh thường chịu rủi ro thiên tai do rét đậm, rét hại, sương muối, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những đối tượng dễ bị tổn thương như người già, trẻ em và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản của người dân. Dự báo trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng cực đoan, diễn biến bất thường, không theo quy luật sẽ làm gia tăng những đợt không khí lạnh và các đợt rét đậm, rét hại. Do vậy cần phải có phương án ứng phó, không thể chủ quan, lơ là.

Thực tế cho thấy, mùa đông năm nào ngành chăn nuôi cũng chịu tổn thất, nhất là với đàn trâu, bò. Để chủ động phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi, tránh những thiệt hại đáng tiếc, Sở NN&PTNT đề nghị: Người chăn nuôi cần chú trọng dự trữ rơm, rạ; trồng cỏ, trồng ngô dày trên diện tích không sử dụng trồng cây vụ đông, đất ven đồi... để cung cấp thức ăn cho trâu, bò. Ở góc độ của cơ quan quản lý nhà nước, đồng chí Trần Tiến Trường, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y khuyến cáo: Trong mùa đông, hộ chăn nuôi cần chuẩn bị đầy đủ thức ăn thô, xanh; đảm bảo mỗi hộ chăn nuôi trâu, bò có ít nhất 1 cây rơm. Ngoài ra, quan tâm bổ sung thức ăn tinh, các loại khoáng, vitamin để tăng cường sức khỏe cho vật nuôi trong những ngày giá rét. Khi nhiệt độ xuống dưới 120C không nên cho trâu, bò làm việc hoặc chăn thả tự do mà cần nuôi nhốt tại chuồng.

Đặc biệt, để chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại trong mùa đông năm nay, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, nhất là người già, trẻ nhỏ, học sinh, hạn chế hoạt động ngoài trời lạnh; không dùng bếp than tổ ong để sưởi ấm trong phòng kín để tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người; căn cứ tình hình thời tiết cụ thể tại địa phương chủ động cho học sinh nghỉ học.

Ngoài chỉ đạo các địa phương tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân tuân thủ các biện pháp phòng, chống rét cho vật nuôi, cây trồng, UBND tỉnh cũng yêu cầu các huyện, thành phố chủ động thông báo, hướng dẫn cho khách vãng lai, khách du lịch; cắm biển cảnh báo trên các tuyến đường có khả năng xảy ra băng giá, trơn trượt để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Chủ động bố trí ngân sách địa phương, triển khai các lực lượng, nhất là lực lượng xung kích cấp xã, hỗ trợ vật tư, kinh phí để giúp Nhân dân triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, giảm thiểu thiệt hại... Các sở, ngành chủ động chỉ đạo công tác phòng, chống rét đậm, rét hại, đảm bảo đời sống người dân, an toàn sản xuất theo chức năng quản lý Nhà nước và nhiệm vụ được giao. 

Bình Giang

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình: Tập trung tháo gỡ vướng mắc triển khai một số dự án trọng điểm

(HBĐT) - Trên địa bàn TP Hòa Bình, ngoài các dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn kinh phí công đã triển khai, trong kế hoạch còn một số dự án đang và sẽ triển khai cần sự vào cuộc hơn nữa của các cơ quan chức năng, cũng như của cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng. 

Hòa Bình giành 2 giải vàng tại chung kết cuộc thi "Thách thức sáng kiến kinh doanh"

(HBĐT) - Ngày 11/11, Ban tổ chức (BTC) cuộc thi "Thách thức sáng kiến kinh doanh" tổ chức vòng chung kết cuộc thi theo hình thức trực tuyến.

Ký kết khoản vay 1.900 tỷ đồng cho Dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng

EVN và Cơ quan Phát triển Pháp đã ký kết Thỏa ước tín dụng cho khoản vay ưu đãi không bảo lãnh Chính phủ trị giá 70 triệu euro cho Dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng.

Giá thịt tăng nhanh khi giá lợn hơi vừa “nhích” nhẹ

(HBĐT) - Trong khi giá lợn hơi liên tục giảm từ đầu năm đến nay thì giá thịt lợn vẫn ở mức cao. Những ngày gần đây, khi giá lợn hơi tăng nhẹ trở lại thì giá thịt đã được đẩy lên cao. Đó là nghịch lý diễn ra suốt thời gian qua khiến người tiêu dùng không khỏi bức xúc.

Vào cuộc tháo gỡ, giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp: Bài 2 - "Thông tuyến" cho các dự án đầu tư

(HBĐT) - Trước hàng loạt khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư (NĐT) là trăn trở lớn của cấp ủy, chính quyền tỉnh. Trong khi đó, dự báo phát triển KT-XH thời gian tới còn gặp nhiều khó khăn, thách thức khi mà tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Vì vậy, giúp DN phục hồi "sức khỏe" để thúc đẩy sản xuất - kinh doanh (SX-KD) cũng như cần "thông tuyến" cho các dự án đầu tư đã, đang được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quyết liệt chỉ đạo.

Hiệu quả mô hình chi hội nông dân nghề nghiệp, hợp tác xã chăn nuôi gà thịt

(HBĐT) - Từ tháng 4 - 10/2021, Hội Nông dân (HND) tỉnh xây dựng và triển khai mô hình "chi hội nông dân nghề nghiệp, hợp tác xã (HTX) chăn nuôi gà thịt” tại xã Mỵ Hòa (Kim Bôi). Đến nay, mô hình đã, đang phát triển ổn định, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, góp phần thúc đẩy sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, quy mô lớn, bền vững; tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục