(HBĐT) - TP Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (XDNTM) năm 2018. Tuy vậy, thực hiện Nghị quyết số 830 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sáp nhập huyện Kỳ Sơn vào thành phố, đến đầu tháng 11/2021, thành phố có 4/7 xã đạt chuẩn NTM; 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao là Yên Mông, Hợp Thành; 2 xã chưa đạt 19 tiêu chí là Quang Tiến, Độc Lập và xã Hòa Bình thừa nhận lại sau khi sáp nhập chưa đạt. Để nâng tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM lên 100%; thành phố được thừa nhận hoàn thành nhiệm vụ XDNTM; phấn đấu có thêm 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu… là mục tiêu quan trọng được Thành ủy, UBND thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo.


Những năm gần đây, trên địa bàn xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) có nhiều doanh nghiệp hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Ảnh chụp tại Công ty CP tre gỗ Hải Hiền.

Độc Lập là xã duy nhất của TP Hòa Bình thuộc diện đặc biệt khó khăn nên hành trình XDNTM có nhiều gian nan. Theo chia sẻ của Chủ tịch UBND xã Nguyễn Ngọc Quế, xã mới đạt 13/19 tiêu chí NTM. Các tiêu chí chưa đạt đều cần nguồn lực đầu tư lớn và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, vai trò chủ thể của người dân, đó là các tiêu chí: Giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, thu nhập, hộ nghèo, môi trường và an toàn thực phẩm. Hiện, xã mới có 1/3 trường học đạt chuẩn; chưa có nhà văn hóa trung tâm; năm 2021, thu nhập bình quân ước đạt 26,5 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 tăng lên 22,36%... Đây là thách thức lớn đối với xã và rất cần nguồn lực đầu tư từ bên ngoài.

Tìm hiểu thực tế được biết, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM trên địa bàn thành phố còn khó khăn, vướng mắc trong việc giữ vững, duy trì các tiêu chí về an ninh - trật tự xã hội, môi trường, tỷ lệ hộ nghèo, thu nhập, văn hóa, hệ thống chính trị vững mạnh... bởi thường có sự biến động hoặc điều chỉnh, thay đổi chuẩn theo từng năm. Sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, chưa hình thành nhiều chuỗi giá trị sản xuất bền vững cũng như vùng hàng hóa tập trung để kết nối thị trường. Kinh tế hợp tác ở nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu tổ chức lại sản xuất; liên kết hợp tác trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ còn hạn chế... Những khó khăn này cũng là nguyên nhân khiến một số xã chưa đạt NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu theo kế hoạch đề ra trong năm 2021.

Đồng chí Đỗ Việt Triều, Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết: Nhằm củng cố, giữ vững và nâng cao các tiêu chí TP Hòa Bình hoàn thành nhiệm vụ XDNTM giai đoạn 2021 - 2025, UBND thành phố đã đề ra kế hoạch triển khai thực hiện với quan điểm: Nâng cao tinh thần trách nhiệm, vai trò của cấp ủy, chính quyền các cấp và cả hệ thống chính trị trong việc lãnh đạo, chỉ đạo XDNTM, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện kiên trì, thường xuyên, liên tục với 19 tiêu chí xã đạt chuẩn NTM; thực hiện nâng cao các tiêu chí, khu dân cư NTM kiểu mẫu vườn mẫu và xã NTM kiểu mẫu nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân, đảm bảo sự tăng trưởng, phát triển bền vững...

Để đạt được kế hoạch đề ra, thành phố đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức các phong trào thi đua XDNTM, nhất là thực hiện hiệu quả các phong trào, cuộc vận động: "TP Hòa Bình chung sức XDNTM giai đoạn 2021 - 2025”, "Toàn dân đoàn kết XDNTM, đô thị văn minh”, xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp… Tiếp tục xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu, trong đó tăng cường huy động nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn, ưu tiên hoàn thiện những công trình phục vụ phát triển sản xuất, đầu tư hoàn thành hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng... Thực hiện hiệu quả quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất hàng hóa chủ lực của các xã. Quan tâm phát triển ngành nghề, thu hút đầu tư của doanh nghiệp, mở rộng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tạo điều kiện cho tiêu thụ sản phẩm và thu hút đầu tư…

Đặc biệt, cấp ủy, chính quyền thành phố chỉ đạo tiếp tục đa dạng nguồn vốn để thực hiện chương trình XDNTM theo hướng xã hội hóa. Chú trọng huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với công trình có khả năng thu hồi vốn; tăng cường hình thức hợp tác công tư và xã hội hóa để thu hút đầu tư vào bảo vệ, xử lý môi trường, giao thông, hạ tầng thương mại, cung cấp nước sạch, dịch vụ văn hóa - thể thao…


Hoàng Nga


Các tin khác


Đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện

(HBĐT) - Thực hiện chủ đề năm 2021 về "Chuyển đổi số (CĐS) trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam”, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã, đang triển khai hiện đại hóa trong cung cấp dịch vụ điện theo hướng số hóa toàn bộ hoạt động kinh doanh và dịch vụ khách hàng.

Không chủ quan, lơ là với thời tiết khắc nghiệt trong mùa đông

(HBĐT) - Miền Bắc được xem là đang trải qua đợt rét nhất cùng thời kỳ trong vòng 40 năm qua. Có nơi rét đậm, nhiệt độ thấp nhất 15-180C, vùng núi 12-150C, vùng núi cao dưới 80C. Dự báo từ giữa tháng 11 trở đi, các tỉnh miền Bắc liên tục đón các đợt không khí lạnh. Đối với tỉnh ta, theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, nhiệt độ trung bình mùa đông năm 2021-2022 có xu hướng thấp hơn so với mùa đông năm 2020-2021. Trong tháng 11, 12, nhiệt độ trên phạm vi toàn tỉnh phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm. Các tháng 1, 2, 4/2022, nhiệt độ ở ngưỡng thấp hơn từ 0-0,50C so với trung bình nhiều năm. Khả năng trong mùa đông năm nay sẽ có các đợt rét đậm, rét hại xảy ra sớm và kéo dài.

Huyện Lương Sơn đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1

(HBĐT) - Huyện Lương Sơn vừa tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện đợt 1/2021. Tham gia đánh giá gồm 2 sản phẩm: Cao xạ đen và cao cà gai leo của HTX Tuyết Nhi, xã Cao Dương.      

 Quy định hồ sơ đăng ký đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Theo quy định tại điểm a và b, Mục 3, Phụ lục II, Quyết định số 1048/QĐ-TTg, ngày 21/8/2919 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm:        Số lượng hồ sơ: Tối thiểu 8 bộ, trong đó có 1 bộ gốc. Hồ sơ của từng sản phẩm được đóng gói trong hộp đựng hồ sơ, đảm bảo trang trọng, bìa bên ngoài thể hiện được các thông tin (tên địa phương, tên sản phẩm, tên chủ thể sản xuất, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, số giấy đăng ký kinh doanh, mã số thuế, email, website, các biểu tượng); có mục các hồ sơ bên trong.        

Trứng gà Ngọc Hân khẳng định thương hiệu OCOP 3 sao

(HBĐT) - Với chất lượng tốt, an toàn, quy trình sản xuất sạch, sản phẩm trứng gà Ngọc Hân của HTX Sơn Nam, thôn Đồng Nhất, xã Đồng Tâm (Lạc Thuỷ) dần khẳng định thương hiệu trên thị trường, được người tiêu dùng tin tưởng. Năm 2020, trứng gà Ngọc Hân được UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. 

Tìm hướng tiêu thụ sản phẩm OCOP để thích ứng với tình hình dịch bệnh

(HBĐT) - Thời gian qua, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các chủ thể có sản phẩm đạt chuẩn OCOP. Nhiều chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương bị ảnh hưởng phải tạm dừng tổ chức để đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Nhằm tiếp sức giúp chủ thể tìm đầu ra cho sản phẩm, UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương linh hoạt triển khai thực hiện công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thông qua kết nối trực tiếp, trực tuyến và qua các sàn thương mại điện tử (TMĐT).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục