Đường giao thông nông thôn xóm Trúc Sơn được cứng hoá góp phần thúc đẩy giao thương phát triển ở xã nông thôn mới Toàn Sơn (Đà Bắc).
Năm 2020, xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Đến Toàn Sơn có thể cảm nhận được mảnh đất vốn gian khó đã khoác lên mình tấm áo mới. Những con đường liên xóm, nội xóm được cứng hóa, tạo điều kiện để người dân giao thương hàng hóa, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Đồng chí Đinh Thị Cúc, Chủ tịch UBND xã chia sẻ: Xã bắt tay vào xây dựng NTM với xuất phát điểm thấp, khi mà hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu còn thiếu thốn, đời sống của người dân rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ chương trình xây dựng NTM, đến nay, bộ mặt làng quê ngày càng khang trang, sạch đẹp hơn, đời sống người dân ngày càng được nâng cao.
Năm 2011, thu nhập bình quân đầu người của xã mới đạt 9 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 52%; đến năm 2020, thu nhập đã tăng gấp 4 lần, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,56%. "Để có được kết quả như vậy, ngoài sự quan tâm của các cấp chính quyền có vai trò rất quan trọng của người dân. Thông qua công tác tuyên truyền, vận động, bà con đã hiểu về ý nghĩa của chương trình xây dựng NTM. Từ đó đồng tình, ủng hộ, nhiều hộ hiến đất đai, hoa màu phục vụ xây dựng đường giao thông và các công trình phúc lợi khác” - đồng chí Chủ tịch UBND xã chia sẻ thêm.
Trúc Sơn là một trong những xóm đi đầu trong phong trào xây dựng NTM ở xã. Với vị trí tiếp giáp thị trấn Đà Bắc, người dân Trúc Sơn khá năng động trong phát triển kinh tế, có nhiều việc làm thiết thực để giữ vững, nâng cao chất lượng xây dựng NTM. Các tuyến đường nội xóm không chỉ được cứng hóa thuận lợi, mà còn được bà con trồng hoa để tạo cảnh quan sạch, đẹp. Anh Hà Văn Thuận, người dân xóm Trúc Sơn phấn khởi cho biết: Trước đây, tuyến đường xóm nhỏ hẹp, lầy lội vào mùa mưa, nay được mở rộng, cứng hóa rất thuận tiện để giao thương hàng hóa. Hàng ngày, chúng tôi chăm sóc cây, quét dọn để đường làng sạch, đẹp.
Ông Trần Văn Tài, Trưởng xóm Trúc Sơn cho biết: Xóm có trên 200 hộ dân, chỉ còn 9 hộ nghèo (chiếm chưa đến 1%), thu nhập của bà con đạt 36 triệu đồng/người/năm. Có được kết quả đó là nhờ các hạ tầng thiết yếu được đầu tư xây dựng từ chương trình xây dựng NTM. Để giữ gìn vệ sinh môi trường, các hộ dân đóng góp tiền hàng tháng thu gom, xử lý rác thải. Do đó, xóm không có rác thải bị tồn đọng hay hiện tượng xả rác bừa bãi ra môi trường. Ngoài ra, xóm đang phấn đấu xây dựng xóm kiểu mẫu; từ đầu năm đến nay, có 3 vườn mẫu được UBND huyện công nhận "vườn kiểu mẫu NTM”.
Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân, bộ mặt nông thôn ở xã Toàn Sơn ngày càng thay đổi. Người dân bày tỏ sự quyết tâm trong giữ vững, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, mong muốn tiếp tục được quan tâm, nâng cấp một số hạ tầng, nhất là mở rộng đường giao thông nông thôn. Đồng chí Đinh Thị Cúc, Chủ tịch UBND xã cho biết: Trong thời gian tới, xã tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai thực hiện các giải pháp để giữ vững, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt. Trong đó, quan trọng nhất là đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ứng dụng KHKT vào sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân.
Viết Đào
(HBĐT) - Miền Bắc được xem là đang trải qua đợt rét nhất cùng thời kỳ trong vòng 40 năm qua. Có nơi rét đậm, nhiệt độ thấp nhất 15-180C, vùng núi 12-150C, vùng núi cao dưới 80C. Dự báo từ giữa tháng 11 trở đi, các tỉnh miền Bắc liên tục đón các đợt không khí lạnh. Đối với tỉnh ta, theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, nhiệt độ trung bình mùa đông năm 2021-2022 có xu hướng thấp hơn so với mùa đông năm 2020-2021. Trong tháng 11, 12, nhiệt độ trên phạm vi toàn tỉnh phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm. Các tháng 1, 2, 4/2022, nhiệt độ ở ngưỡng thấp hơn từ 0-0,50C so với trung bình nhiều năm. Khả năng trong mùa đông năm nay sẽ có các đợt rét đậm, rét hại xảy ra sớm và kéo dài.
(HBĐT) - Huyện Lương Sơn vừa tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện đợt 1/2021. Tham gia đánh giá gồm 2 sản phẩm: Cao xạ đen và cao cà gai leo của HTX Tuyết Nhi, xã Cao Dương.
(HBĐT) - Theo quy định tại điểm a và b, Mục 3, Phụ lục II, Quyết định số 1048/QĐ-TTg, ngày 21/8/2919 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm: Số lượng hồ sơ: Tối thiểu 8 bộ, trong đó có 1 bộ gốc. Hồ sơ của từng sản phẩm được đóng gói trong hộp đựng hồ sơ, đảm bảo trang trọng, bìa bên ngoài thể hiện được các thông tin (tên địa phương, tên sản phẩm, tên chủ thể sản xuất, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, số giấy đăng ký kinh doanh, mã số thuế, email, website, các biểu tượng); có mục các hồ sơ bên trong.