(HBĐT) - Với mục tiêu huy động nguồn lực hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư, phát triển sản xuất CN-TTCN, trong những năm qua, công tác khuyến công đã được quan tâm triển khai. UBND tỉnh ban hành chương trình khuyến công địa phương trong từng giai đoạn, hàng năm, bố trí kinh phí để thực hiện các đề án. Cùng với đó, từ nguồn vốn chương trình khuyến công quốc gia và vốn của các cơ sở công nghiệp, nhiều đề án khuyến công được thực hiện hiệu quả với các nội dung: Tuyên truyền, phổ biến; hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ; đăng ký thương hiệu; hỗ trợ đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến phục vụ sản xuất; mô hình trình diễn kỹ thuật...
Từ kinh phí khuyến công, HTX 3T Farm được đầu tư dây chuyền rửa cam, giúp sản phẩm đảm bảo tốt về chất lượng, đẹp về mẫu mã.
Các thành viên HTX 3T nông sản Cao Phong (3T Farm) đang bước vào niên vụ cam 2021 - 2022. Lựa chọn hướng đi riêng với sản phẩm cam quả quà tặng cao cấp được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh, 3T Farm dần khẳng định chỗ đứng trên thị trường trong, ngoài tỉnh. Giám đốc HTX Vũ Thị Lệ Thủy chia sẻ: Năm nay, niềm vui lớn đến với HTX khi được tỉnh và Sở Công Thương quan tâm hỗ trợ kinh phí khuyến công lắp đặt hệ thống dây chuyền rửa cam, máy sục rửa ozon, máy chà quả, sấy khô. Đây là sự đầu tư rất thiết thực, với máy móc hiện đại, chỉ trong 1 giờ chúng tôi có thể rửa sạch từ 500 - 800 kg cam. Đặc biệt, không chỉ giảm thời gian, công sức của nhiều người mà với hệ thống máy này, quả cam được rửa sạch, sấy khô nhưng không bị mất tinh dầu trên vỏ, đảm bảo tốt về chất lượng, đẹp về mẫu mã, nâng cao giá trị. Được thụ hưởng từ nguồn kinh phí khuyến công đã tạo điều kiện giúp HTX phát triển SX-KD, tự tin với sản phẩm chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường.
Cũng như 3T Farm, năm nay, nhiều doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh được thụ hưởng từ các đề án khuyến công. Trong đó phải kể đến đề án Khuyến công địa phương năm 2021, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương) đã triển khai thực hiện nhóm nội dung "Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến trong chế biến nông sản, dược liệu” tại Công ty CP Y dược học dân tộc Hòa Bình, phường Thái Bình và hộ kinh doanh Ngô Kim Quyền, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình). Công ty CP Y dược học dân tộc Hòa Bình đã đầu tư hệ thống máy móc thiết bị chế biến cây thảo dược thành sản phẩm hỗ trợ phục hồi, nâng cao sức khỏe con người; đầu tư máy sấy thăng hoa cho công đoạn chế biến sản phẩm vi chất dinh dưỡng từ nấm đông trùng hạ thảo. Đây là các máy móc thiết bị tiên tiến phục vụ chế biến sản phẩm sau thu hoạch, sản xuất ra sản phẩm chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị thay vì sản xuất những sản phẩm dưới dạng chế biến thô; đáp ứng nhu cầu thị trường với sản phẩm mới có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường, an toàn, có lợi cho sức khỏe...
Những năm qua, thông qua các chương trình, hoạt động khuyến công đã góp phần thúc đẩy sản xuất CN-TTCN và khơi dậy tiềm năng một số ngành nghề có lợi thế phát triển của tỉnh. Giai đoạn 2016-2020, từ kinh phí khuyến công đã hỗ trợ được 31 đề án với tổng số vốn 30,523 tỷ đồng; trong đó, ngân sách T.Ư hỗ trợ 6,488 tỷ đồng, ngân sách địa phương 2,457 tỷ đồng, kinh phí của các cơ sở công nghiệp 21,578 tỷ đồng. Theo đánh giá của đồng chí Bùi Xuân Hùng, Phó Giám đốc Sở Công Thương, các chương trình khuyến công đã khuyến khích được nhiều cơ sở công nghiệp nông thôn định hướng đầu tư đúng đắn, có hiệu quả, mở rộng SX-KD và gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường, giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững, từng bước tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.
Bên cạnh đó, từ các chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn, hỗ trợ ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất đã giúp các cơ sở CN-TTCN có định hướng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo thu nhập ổn định cho lao động nông thôn.
Mặc dù hiệu quả mang lại được khẳng định từ thực tiễn, tuy nhiên, Sở Công Thương đánh giá, nội dung khuyến công địa phương chưa thật phong phú; chưa tạo được động lực cho CN-TTCN phát triển theo hướng CNH-HĐH. Nguyên nhân chủ yếu do kinh phí hỗ trợ thấp, chỉ từ 400 - 500 triệu đồng/năm, trong khi có nhiều doanh nghiệp đề nghị tham gia chương trình nên các đề án triển khai còn nhỏ lẻ về quy mô.
Theo đó, nhằm tăng cường trách nhiệm của các cấp, ngành trong chỉ đạo, phối hợp, triển khai các hoạt động khuyến công, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 156/KH-UBND, ngày 10/8/2021 về đẩy mạnh các hoạt động khuyến công tạo động lực mới cho phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Việc triển khai thực hiện kế hoạch nhằm tăng cường hoạt động hỗ trợ, tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất CN-TTCN trên địa bàn tỉnh; nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên - nhiên - vật liệu; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người; đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xây dựng nông thôn mới và thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Một trong những nội dung quan trọng được UBND tỉnh chỉ đạo là: Tăng cường nguồn vốn từ ngân sách địa phương cấp tỉnh, cấp huyện để tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công tại địa bàn theo chương trình khuyến công quốc gia và chương trình khuyến công địa phương; lồng ghép, phối hợp các chương trình mục tiêu trên địa bàn để tăng hiệu quả cho hoạt động khuyến công; huy động các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia đầu tư sản xuất CN-TTCN ở khu vực nông thôn...
(HBĐT) - Theo báo cáo của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, trong 4 tháng đầu năm 2023, doanh số cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) trên địa bàn tỉnh đạt 88,2 tỷ đồng/4.559 lượt khách hàng vay vốn. Đến nay, tổng dư nợ cho vay NS&VSMTNT đạt trên 671 tỷ đồng/38.451 khách hàng còn dư nợ.
(HBĐT) - Ngày 26/5, đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã làm việc với phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, do ông Mario Ronconi, Vụ trưởng phụ trách Nam Á - Đông Nam Á tại Cục châu Á - Thái Bình Dương - Trung Đông thuộc Tổng cục Đối tác quốc tế làm trưởng đoàn, nhằm giới thiệu, trao đổi về tiềm năng, thế mạnh của địa phương cũng như cơ hội hợp tác giữa Hoà Bình và Liên minh châu Âu.
(HBĐT) - Ngày 26/5, tổ chức Helvetas, Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn CCRD phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội thảo kết thúc Dự án tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS). Tham dự có đại diện Liên minh Châu Âu, Ủy ban MTTQ, Hội Nông dân tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành...
(HBĐT) - Trong giai đoạn 2021 - 2023, sản xuất trồng trọt của tỉnh đạt được những kết quả tích cực; từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, gắn với thị trường, phát triển bền vững. Quy mô sản xuất các loại cây trồng có giá trị hàng hoá và xuất khẩu ngày càng mở rộng, bước đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung, ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản, tăng hiệu quả sản xuất, năng suất lao động nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
(HBĐT) - UBND TP Hòa Bình vừa phê duyệt chủ trương đầu tư công trình chỉnh trang tuyến đường đê Đà Giang thuộc Đề án phát triển kinh tế ban đêm TP Hòa Bình (thí điểm tại phường Phương Lâm, phường Đồng Tiến).
Sáng 26/5, Quốc hội nghe báo cáo, thảo luận ở hội trường một số nội dung về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Trao đổi với phóng viên báo Tin tức bên hành lang Quốc hội, một số đại biểu Quốc hội đánh giá, lần sửa đổi Luật này nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, tăng cường hiệu quả thực thi của các cơ quan chức năng, phát huy vai trò, nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.