Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh vừa đồng ý mở lại các chuyến bay thương mại quốc tế, thời gian thí điểm bắt đầu từ ngày 1/1/2022.


(Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN)

Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh về kế hoạch khôi phục lại các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ tại cuộc họp về kế hoạch khôi phục lại các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ ngày 9/12/2021.

Phó Thủ tướng nêu rõ: Thực hiện chiến lược "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, nhằm khôi phục hoạt động vận tải hành khách quốc tế, khắc phục khó khăn cho các doanh nghiệp hàng không nói riêng, thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế, du lịch nói chung, không để Việt Nam tụt hậu so với các quốc gia trong khu vực, đồng thời tạo điều kiện cho bà con Việt Nam được về quê hương trong bối cảnh Tết Nguyên đán Nhâm Dần sắp đến, việc mở lại các chuyến bay quốc tế theo Kế hoạch của Bộ Giao thông vận tải là cần thiết nhưng vẫn phải đảm bảo kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Phó Thủ tướng đồng ý kế hoạch khôi phục các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách với các địa bàn có hệ số an toàn cao, trước mắt là Bắc Kinh/Quảng Châu (Trung Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan - Trung Quốc), Băng Cốc (Thái Lan), Singapore, Viêng Chăn (Lào), Phnompenh (Campuchia), San Francisco/Los Angeles (Hoa Kỳ), trên cơ sở có hướng dẫn của Bộ Y tế về các biện pháp y tế phòng dịch đối với người nhập cảnh, đảm bảo an toàn, hiệu quả và thông suốt. 

Thời gian thí điểm bắt đầu từ ngày 01/01/2022.


Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng, việc khôi phục các chuyến bay thương mại quốc tế là yêu cầu của thực tiễn trong tình hình bình thường mới. Ảnh: VGP.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương ban hành hướng dẫn y tế đối với người nhập cảnh trên các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ lấy ý kiến rộng rãi các chuyên gia, doanh nghiệp và người dân.

Bộ Ngoại giao tiếp tục chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế đàm phán sớm thống nhất với các nước, vùng lãnh thổ về công nhận lẫn nhau "hộ chiếu vaccine", ưu tiên các địa bàn thực hiện trong giai đoạn thí điểm.

Các Bộ: Y tế, Công an, Thông tin và Truyền thông thống nhất ngay và công bố một phần mềm khai báo y tế áp dụng chung đối với đi lại bằng đường hàng không để tạo thuận lợi cho việc khai báo của hành khách, hoạt động của các doanh nghiệp hàng không cũng như công tác theo dõi y tế, kiểm soát, truy vết người nhập cảnh.

Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các Bộ: Ngoại giao, Giao thông vận tải, các cơ quan báo chí tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc khôi phục các chuyến bay quốc tế thường lệ, đồng thời bảo đảm an toàn, hiệu quả phòng chống dịch.

Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp hàng không tổ chức thực hiện khôi phục các chuyến bay quốc tế thường lệ theo Kế hoạch đã được phê duyệt; kịp thời tổng kết đánh giá và kiến nghị điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.

Các tin khác


Đề xuất hai giai đoạn thí điểm khôi phục các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ

Chiều 9/12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh chủ trì cuộc họp bàn về kế hoạch phôi phục các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ từ 15/12/2021 theo đề xuất của Bộ Giao thông vận tải.

Huyện Lương Sơn huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lương Sơn lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra mục tiêu: phấn đấu đến năm 2025, huyện cơ bản đạt tiêu chí đơn vị hành chính thị xã. Huyện xác định, đây là nhiệm vụ quan trọng, nặng nề, cần có bước đi cụ thể, rõ ràng để khắc phục những nội dung chưa đạt điểm theo các chỉ tiêu phân loại đô thị loại IV và tiêu chí hành chính thị xã, trọng tâm là kết cấu hạ tầng đô thị - tiêu chí quyết định cần tập trung huy động nguồn lực.

Năm 2021, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ước đạt 3,6 nghìn tỷ đồng

(HBĐT) - Ngày 8/12, Chi cục Chăn nuôi và thú y (CN&TY) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2022.

Lợn đen Mường Pa hướng tới sản phẩm OCOP cấp tỉnh

(HBĐT) - Với mục tiêu tập hợp các hộ chăn nuôi của địa phương nhằm bảo tồn, phát triển sản xuất chăn nuôi lợn đen Mường Pa theo hướng an toàn, gắn với chuỗi giá trị của sản phẩm từ sản xuất tới phân phối; đồng thời góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ chăn nuôi, năm 2018, được sự giúp đỡ của địa phương, sự đồng hành của tổ chức Good Neighbors International (GNI) của Hàn Quốc tại Việt Nam, HTX Mường Pa, xóm Báo, xã Bao La (Mai Châu) được thành lập với 10 hộ hạt nhân ban đầu. Đến nay, HTX đã phát triển lên 17 hộ thành viên, tất cả các thành viên cũng như HTX đang nỗ lực đưa sản phẩm thịt lợn đen trở thành sản phẩm OCOP được gắn sao cấp tỉnh.

Huyện Kim Bôi: “Chắp cánh” cho sản phẩm đặc trưng địa phương

(HBĐT) - Cùng với việc triển khai các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới (NTM), những năm gần đây, huyện Kim Bôi chủ động, linh hoạt vận dụng các nguồn kinh phí để thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Qua đó, đánh thức những nghề truyền thống và phát triển sản phẩm đặc trưng, tiềm năng; tăng cường quảng bá, hỗ trợ sản phẩm OCOP tiếp cận với nhiều thị trường khó tính.

Huyện Đà Bắc: Hai sản phẩm tham gia đánh giá, xếp hạng OCOP

(HBĐT) - Ngay từ đầu năm nay, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) huyện Đà Bắc đã tổ chức khảo sát thực tế tại các xã, thị trấn và lựa chọn được 2 sản phẩm thế mạnh của địa phương tham gia Chương trình OCOP, gồm:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục