(HBĐT) - Vừa qua, Chương trình VCIC Connect "Chuyển giao công nghệ, kết nối đầu tư và xúc tiến thị trường” do Ban quản lý dự án "Trung tâm Đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam” (VCIC) phối hợp cùng Hội LHPN Việt Nam và Trung tâm Hỗ trợ chuyển giao công nghệ (VTTC) tổ chức theo hình thức trực tuyến nhằm tạo cơ hội cho các tổ chức, cá nhân có kết quả nghiên cứu khoa học, tài sản trí tuệ với tiềm năng thương mại hóa được tiếp cận, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư.
Toàn cảnh chương trình trực tuyến tại điểm cầu Hà Nội với các điểm cầu.
Chương trình VCIC Connect "Chuyển giao công nghệ, Kết nối đầu tư và Xúc tiến thị trường” được phát động từ tháng 6 năm 2020 đến nay với mục đích: Tạo cơ hội cho các tổ chức, cá nhân có kết quả nghiên cứu khoa học, tài sản trí tuệ với tiềm năng thương mại hóa tiếp cận, kết nối và tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ với các nhà đầu tư, tổ chức/quỹ tài chính; chia sẻ tri thức, kinh nghiệm và nâng cao năng lực về chuyển giao công nghệ, kết nối, thu hút đầu tư, xúc tiến thị trường cho các tổ chức, cá nhân.
Trong thời gian phát động từ 15/11 - 25/11, chương trình đã thu hút được 64 hồ sơ đăng ký tham gia. Qua quá trình đánh giá và sàng lọc hồ sơ, Ban tổ chức đã lựa chọn ra 23 tổ chức, cá nhân xuất sắc để tiếp tục hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ xây dựng hồ sơ, bản chào dự án, phương thức thuyết trình nhằm sẵn sàng gặp gỡ và kết nối với các nhà đầu tư.
Tại chương trình, đã diễn ra 3 phiên hoạt động: Tọa đàm "Chuyển giao công nghệ, kết nối đầu tư tại Việt Nam”; tư vấn chuyển giao công nghệ; kết nối đầu tư và xúc tiến thị trường. 23 dự án được lựa chọn đã trình bày tóm tắt thông tin cũng như một số điểm mạnh về sản phẩm để thu hút đầu tư từ các chuyên gia, các doanh nghiệp tại chương trình. Đồng thời, nhằm đáp ứng nhu cầu về mở rộng quy mô, đáp ứng nhu cầu nhiều hơn nữa cho người dùng, Chương trình đã diễn ra hoạt động kết nối B2B (kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp) hỗ trợ cho các doanh nghiệp có mong muốn tìm kiếm nhà đầu tư để thúc đẩy thị trường.
Kết thúc chương trình, Ban QLDA Trung tâm Đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam đã công bố 7 dự án, công nghệ được các nhà đầu tư lựa chọn. Trong đó có 2 dự án của Hòa Bình xuất sắc được lựa chọn đó là: Dự án Chuỗi liên kết sản xuất sợi tự nhiên từ cây gai lai phục vụ nhà máy dêt sợi của HTX dịch vụ nông nghiệp Hòa Bình và Dự án triển khai nhà máy phát điện từ rác thải và Dự án chiết tách kim loại quý từ rác công nghiệp của Công ty Cổ phần Môi trường công nghệ cao Hòa Bình.
H.D
Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh vừa đồng ý mở lại các chuyến bay thương mại quốc tế, thời gian thí điểm bắt đầu từ ngày 1/1/2022.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 155/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2021.
Giá xăng, dầu trong nước đã tiếp tục giảm mạnh trong kỳ điều chình trong chiều nay (10/12).
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 8 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích đất quy hoạch 1.510 ha; trung bình tỷ lệ lấp đầy các KCN đã có nhà đầu tư (NĐT) phát triển hạ tầng đạt gần 60%. Đồng thời, tỉnh quy hoạch 20 cụm công nghiệp (CCN), tổng diện tích đất hơn 800 ha; có 15/20 CCN đã được UBND tỉnh quyết định thành lập, tổng diện tích trên 620 ha. Những năm qua, đầu tư phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp (K,CCN) có nhiều chuyển biến tích cực. Qua đó tạo mặt bằng thu hút các NĐT, từng bước tách sản xuất công nghiệp ra khỏi khu dân cư, góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.
(HBĐT) - Những năm qua, vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là động lực để hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện Tân Lạc phát triển kinh tế, từng bước vượt lên đói nghèo.
Chiều 9/12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh chủ trì cuộc họp bàn về kế hoạch phôi phục các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ từ 15/12/2021 theo đề xuất của Bộ Giao thông vận tải.