Xã Mông Hóa đa dạng ngành nghề sản xuất - kinh doanh
Thứ năm, 16/12/2021 | 9:36:39 Sáng
(HBĐT) - Xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) có quốc lộ 6 và đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình đi qua, thuận lợi cho đi lại, giao thương hàng hóa. Trên địa bàn có khu công nghiệp (KCN) được quy hoạch trên 200 ha, hiện đã có các doanh nghiệp đi vào hoạt động. Trong khi đó, lao động của địa phương dồi dào với lực lượng trẻ chiếm đa số, cung cấp nguồn lao động đáng kể cho KCN và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.
Nhà máy chế biến lâm sản - Công ty CP Sơn Thủy, xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) giải quyết việc làm cho khoảng 150 lao động địa phương.
Ngoài ra, xã có diện tích đất nông nghiệp khá lớn. Tư duy sản xuất của bà con nông dân đổi mới, bắt nhịp với sự phát triển và nhu cầu thị trường. Do vậy, đã nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập của người dân. Chủ tịch UBND xã Nguyễn Xuân Phục cho biết: Hàng năm, Đảng ủy, HĐND xã đề ra nghị quyết về phát triển KT-XH. UBND xã căn cứ các nghị quyết cụ thể hóa từng chỉ tiêu phấn đấu để xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH. Trong đó, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại; chú trọng chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất; phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các loại hình dịch vụ. Từ đó góp phần tích cực thực hiện các tiêu chí về thu nhập, hộ nghèo, lao động có việc làm, tổ chức sản xuất... trong xây dựng xã nông thôn mới nâng cao.
Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã đã lãnh đạo, điều hành địa phương đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng đa ngành nghề phù hợp với lợi thế. Xã phát huy hiệu quả các nguồn vốn tín dụng cho vay phát triển sản xuất, nhất là vốn từ nội lực của Nhân dân đầu tư phát triển kinh tế, mở rộng ngành nghề. Trong năm 2021, Mông Hóa tiếp tục thực hiện các mô hình lồng ghép như: Nuôi trâu sinh sản do Quỹ hỗ trợ nông dân của T.Ư Hội Nông dân Việt Nam hỗ trợ với kinh phí 300 triệu đồng, thực hiện ở 2 xóm Suối Ngành, Đễnh; mô hình nuôi trâu tại xóm Đễnh, Đồng Giang và dự án trồng chuối tiêu hồng thực hiện tại xóm Dụ Đồi từ nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ nông dân TP Hòa Bình. Ngoài ra, xã triển khai mô hình nuôi ngan Pháp từ vốn sự nghiệp khoa học do Phòng Kinh tế thành phố hỗ trợ; mô hình sản xuất nấm rơm của HTX dịch vụ nông nghiệp, thương mại Cao Vàng. Các mô hình, dự án đã mang lại hiệu quả tích cực, có triển vọng nhân rộng. Nổi bật, trên địa bàn có mô hình nuôi ong lấy mật với 20 hộ tham gia, mỗi năm thu khoảng 4.000 lít mật, tương đương 600 triệu đồng. Năm nay đã có gần 50 hộ tham gia nuôi ong lấy mật, thu khoảng 9.000 lít mật với giá trị trên 1 tỷ đồng.
Song song với sản xuất nông nghiệp, những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã coi trọng công tác lãnh đạo, định hướng phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề kinh doanh, vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng, mây tre đan, chổi chít... giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Hiện, trên địa bàn có hơn 50 công ty, doanh nghiệp đang hoạt động trong và ngoài KCN Mông Hóa, thu hút hàng nghìn lao động địa phương, tạo thu nhập ổn định từ 5 - 9 triệu đồng/người/tháng. Xã đã phối hợp Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh... tổ chức được nhiều lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn với gần 1.000 người tham gia. Qua đó tạo nguồn lực cho các công ty trong và ngoài KCN, góp phần nâng tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm đạt trên 95%.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, năm 2021, thu nhập bình quân của xã tăng lên 52 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,5% (27/1.801 hộ). Với kết quả này góp phần giúp xã giữ vững các tiêu chí xã nông thôn mới và đang đề nghị công nhận xã nông thôn mới nâng cao năm 2021.
(HBĐT) - Tại huyện Lạc Thuỷ, diện tích đất nông nghiệp ít lại phân bố nhỏ lẻ, manh mún, thực hiện dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) nhằm hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tạo thuận lợi cho việc liên kết sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất, gắn việc DĐĐT với tổ chức lại sản xuất nông nghiệp.
(HBĐT) - Luôn đồng hành cùng hội viên vượt qua khó khăn, những năm qua, Hội Nông dân (HND) xã Yên Trị (Yên Thủy) đã triển khai hiệu quả nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên nông dân phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.
(HBĐT) – Chiều 14/12, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc về công tác triển khai Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc. Tham dự có các đồng chí là thành viên Tổ công tác hỗ trợ thực hiện chuẩn bị đầu tư dự án; Ban Quản lý đầu tư các công trình giao thông tỉnh; đại diện công ty tư vấn.
(HBĐT) – Ngày 14/12, sau khi khảo sát thực tế tại xã Liên Sơn, đoàn giám sát của UB MTTQ tỉnh do đồng chí Trần Đức Trường, Phó Chủ tịch UB MTTQ tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Lương Sơn về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).
(HBĐT) – Dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống KT-XH. Cùng nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh không chỉ tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, đóng góp vào công tác phòng, chống dịch (PCD), mà còn triển khai nhiều chương trình hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) tiêu thụ nông sản (TTNS) trong mùa dịch.
(HBĐT) – Dưới sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự nỗ lực của các chủ đầu tư, đến ngày 30/9, tổng số vốn kế hoạch đầu tư công (ĐTC) năm 2021 của tỉnh giải ngân đạt 62% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ (TTCP) giao, đạt mục tiêu Thủ tướng yêu cầu đến ngày 30/9/2021, giải ngân phải đạt tối thiểu 60% kế hoạch vốn được giao từ đầu năm. Tuy nhiên, sau 2 tháng, tỷ lệ giải ngân vốn ĐTC tăng không nhiều. Câu chuyện giải ngân chậm tiến độ đang quay trở lại và việc không hoàn thành nhiệm vụ giải ngân vốn ĐTC rất dễ xảy ra nếu không có sự vào cuộc mạnh mẽ, trách nhiệm hơn nữa của các chủ đầu tư.