(HBĐT) - Trong những năm gần đây, kinh tế tập thể của tỉnh có bước khởi sắc, trong đó, HTX chính là nhân tố quan trọng cho việc phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống Nhân dân. Hệ thống kinh tế hợp tác dần dịch chuyển rõ nét với nhiều tiến bộ trong hoạt động và cách thức quản lý. Từ đó tạo động lực cho nhiều HTX không chỉ đứng vững mà còn phát triển bền vững. Số lượng HTX tăng theo từng năm, phát triển khá đồng đều, chất lượng hoạt động được nâng lên.
Các thành viên HTX nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao Hải Đăng, xã An Bình (Lạc Thủy) trao đổi kỹ thuật chăn nuôi.
Đến nay, toàn tỉnh có trên 460 HTX, 4 quỹ tín dụng nhân dân, thu hút 16,5 nghìn thành viên. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, Liên minh HTX tỉnh đã hỗ trợ các HTX từng bước hoàn thiện tổ chức, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động. Nhờ đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các HTX có bước chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế hộ, tạo động lực mới, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội… Bên cạnh đó, Liên minh HTX tích cực hỗ trợ các HTX thành viên xây dựng mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị và liên doanh, liên kết, hợp tác. Hỗ trợ HTX tham gia hội chợ xúc tiến thương mại và công nghệ tổ chức trong tỉnh và các tỉnh bạn để quảng bá sản phẩm địa phương. Ngoài ra, phối hợp với các công ty, nhà máy chế biến nông sản xây dựng HTX vệ tinh, chọn HTX trọng điểm để hỗ trợ mô hình làm đầu mối chính cung ứng nguyên liệu. Qua đó, các HTX phát huy vai trò trợ giúp kinh tế hộ gia đình phát triển, trợ giúp chính quyền cơ sở hướng dẫn nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, mở mang ngành nghề, đẩy mạnh liên kết sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển.
Với sự hỗ trợ của Liên minh HTX tỉnh, các HTX từng bước hoạt động đúng bản chất, quy mô, vốn và các lĩnh vực hoạt động của HTX được mở rộng. Nhiều HTX có quy mô toàn xã, trình độ quản lý nâng cao, một số HTX có đội ngũ cán bộ tâm huyết, có kinh nghiệm, nhạy bén với cơ chế thị trường, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh của HTX, nhờ đó, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống cho người lao động, hộ thành viên.
Hiện nay, tuy số lượng thành viên của các HTX giảm so với giai đoạn trước nhưng chất lượng thành viên cải thiện đáng kể. Số HTX áp dụng khoa học kỹ thuật mới hiện đại vào sản xuất kinh doanh, tham gia sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ngày càng nhiều. HTX nông nghiệp hoạt động gắn với các sản phẩm chủ lực của địa phương, thực hiện liên kết chuỗi, nhiều HTX liên kết với các siêu thị, doanh nghiệp lớn để mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh. Các HTX chú trọng thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn hiệu hàng hóa và truy xuất nguồn gốc hàng hóa, sản phẩm, nâng cao giá trị và thương hiệu .
Từ hiệu quả hoạt động của một số HTX tiêu biểu, hàng năm, Liên minh HTX tỉnh trực tiếp lựa chọn tư vấn từ 4 - 5 HTX để xây dựng mô hình HTX điển hình tiên tiến, góp phần lan tỏa các giá trị tích cực từ mô hình, trên cơ sở đó đã có nhiều mô hình HTX mới được thành lập, đa dạng hoạt động ngành nghề, phát huy hiệu quả tốt. Giai đoạn 2018 - 2020, từ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới, có 24 dự án đầu tư xây dựng trụ sở, nhà kho, sân phơi, hệ thống tưới, giao thông nội đồng; 44 HTX được giao đất, thuê đất để làm trụ sở, nhà xưởng, cơ sở sản xuất, nhà kho, cửa hàng. Ngoài ra, trong 10 năm qua, Liên minh HTX tỉnh đã tổ chức 103 lớp với 4.540 lượt cán bộ quản lý HTX được bồi dưỡng, có 320 lượt HTX được tham gia hoạt động xúc tiến thương mại mở rộng thị trường, xây dựng được 150 mô hình sản xuất trình diễn, triển khai 6 mô hình trình diễn kỹ thuật, hỗ trợ 13 mô hình HTX ứng dụng công nghệ cao, 58 sản phẩm OCOP của 41 HTX nông nghiệp, hỗ trợ áp dụng quy trình sản xuất tốt VietGAP , truy xuất nguồn gốc, xây dựng và đăng ký bảo hộ tem, nhãn mác hàng hóa. Song, bên cạnh đó còn nhiều HTX chưa được thụ hưởng chính sách về khoa học công nghệ, do ngân sách hạn chế, năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ của HTX còn yếu, kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho HTX chưa thực sự hiệu quả.
Với định hướng và hỗ trợ của Liên minh HTX tỉnh, hoạt động của các HTX không chỉ gói gọn vào một số ngành nghề mà đã trải rộng ra nhiều lĩnh vực: Thương mại, vận tải, tiểu thủ công nghiệp, tài chính - tín dụng, du lịch… thể hiện tư duy đổi mới và sự năng động của kinh tế tập thể trong giai đoạn hiện nay. Qua hoạt động, các HTX từng bước phát huy vai trò tập hợp, vận động, thay đổi cách nghĩ, cách làm cho thành viên, giúp các thành viên ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế địa phương.
Minh Tuấn
Đại dịch COVID-19 gây ảnh hướng nặng nề cho nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn nỗ lực duy trì mức tăng trưởng GDP dương, thậm chí xuất khẩu đạt kỷ lục mới, vào Top 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Đây là nhận định trong một bài viết do hãng tin Sputnik (Nga) đăng tải mới đây.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 11 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt gần 43,5 tỷ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2020. Dự kiến cả năm có thể đạt 47 tỷ USD, tăng 5 tỷ USD so với kế hoạch đề ra. Trong khi đó, vượt qua sự bùng phát của các đợt dịch Covid-19, kết nối cung-cầu tiêu thụ nông sản trong nước năm 2021 cũng đạt nhiều thành quả đáng kể.
Năm 2021 có rất nhiều thách thức trong công tác quản lý giá cả thị trường, khi mà Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2021 của Chính phủ đặt ra nhiệm vụ về công tác quản lý, điều hành giá phải bảo đảm hướng đến mục tiêu tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%.
(HBĐT)- Cây chè Shan tuyết đã gắn bó với người dân xã Trung Thành (Đà Bắc) từ những năm 80 của thế kỷ trước. Đã có lúc, chè mọc thành rừng bạt ngàn trên đỉnh núi mờ sương. Khi đó, chè được trồng nhiều nhưng chưa thành hàng hóa. Những cây chè cổ thụ dần bị chặt hạ để trồng ngô, sắn.
(HBĐT) - Xóm Yên Tân, xã Lạc Lương (Yên Thủy) có diện tích đồi rừng khá lớn. Đây là điều kiện để người dân khai thác lợi thế, phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Nhiều năm trước, một số hộ trong xóm đã tự phát nuôi ong. Từ năm 2012, khi Dự án Giảm nghèo triển khai các chương trình hỗ trợ sinh kế ở vùng dự án, chấp thuận đề xuất của các nhóm hộ trong đầu tư, hỗ trợ, nghề nuôi ong lấy mật mới thực sự trở thành hướng đi rõ rệt, tiếp cận thị trường và kinh tế hàng hóa. Được hỗ trợ của Dự án Giảm nghèo, những hộ nuôi ong ở Yên Tân tham gia các lớp tập huấn KHKT, giúp việc chăm sóc, thu mật dễ dàng, hiệu quả hơn.