(HBĐT) - Năm 2021, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, tỉnh Hòa Bình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Cụ thể:
- Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tăng 2,66% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,8%; công nghiệp - xây dựng giảm 0,07%; dịch vụ tăng 3,75%; thuế sản phẩm tăng 9,9%.
- Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 5.070 tỷ đồng, bằng 116% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 100% so với Nghị quyết HĐND tỉnh, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.
- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 20.521 tỷ đồng, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 120 nghìn ha, trong đó, diện tích cây lương thực có hạt đạt 70 nghìn ha, sản lượng đạt 36 vạn tấn, tăng 3% so với cùng kỳ, đạt 100% kế hoạch. Tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định 51,5%. Có thêm 9 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM trong tỉnh lên 65 xã (bằng 50,4% tổng số xã), trung bình 1 xã đạt 15,6 tiêu chí.
- Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 41.260 tỷ đồng, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt 1.218 triệu USD, tăng 18,02% so với cùng kỳ năm trước, bằng 100% so với kế hoạch năm. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 980 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước, bằng 100% so với kế hoạch năm.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2021 ước đạt 44.469 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước, bằng 100,02% kế hoạch năm.
- Hoạt động xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh có nhiều chuyển biến tích cực. Trong năm có 50 dự án đầu tư trong nước được quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 33.000 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước về số dự án đầu tư được cấp phép đầu tư tăng 7 dự án, vốn đăng ký đầu tư tăng khoảng 94,4%. Có 415 doanh nghiệp, 50 HTX và 10 tổ hợp tác đăng ký thành lập mới.
- Lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng; an sinh xã hội được quan tâm thực hiện. Tỉnh đã triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả; quyết liệt ngăn chặn, khống chế dịch bệnh, không để lây lan trên địa bàn.
- Trong năm, toàn tỉnh ước có 16.120 lao động được giải quyết việc làm, trong đó xuất khẩu lao động được 150 người. Tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 6,6%, giảm 2% so với năm 2020.
- Công tác cải cách hành chính tiếp tục được Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo xuyên suốt, linh hoạt, toàn diện, từng bước đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân. Đặc biệt là công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin được triển khai mạnh mẽ, có hiệu quả.
- Lĩnh vực QP-AN luôn được tăng cường, giữ vững.
- Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được chú trọng. Bên cạnh đó, công tác đối ngoại và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế tiếp tục triển khai có hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế.
H.N (TH)
(HBĐT) - Những năm qua, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) là động lực để người dân xã vùng sâu Gia Mô (Tân Lạc) vượt khó trong phát triển KT-XH. Về Gia Mô có thể cảm nhận được diện mạo nông thôn thay đổi rõ rệt.
(HBĐT) - Tổ hợp tác ớt rừng Phú Lương, xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) là nhóm sản xuất cùng sở thích của phụ nữ xã Phú Lương với sản phẩm chính là ớt rừng - sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh. Đây cũng là một trong nhiều sản phẩm của huyện Lạc Sơn được Hội LHPN các cấp hỗ trợ từ xây dựng ý tưởng thành lập tổ hợp tác, nguồn vốn, xây dựng thương hiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm…
(HBĐT) - Ngày 29/12, Cục Thống kê Hòa Bình ra Thông cáo báo chí về tình hình KT-XH năm 2021. Năm 2021, cùng với việc sớm ban hành chỉ thị về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán ngân sách Nhà nước và QP-AN tỉnh; kế hoạch tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Chiều 29/12, Đoàn công tác của Bộ Công thương do Thứ trưởng Công thương Trần Quốc Khánh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn để nắm bắt tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng ùn ứ nông sản xuất khẩu tại các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn.
Ngày 1/1/2022, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực, mở ra khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới (xét về quy mô dân số) với 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số và GDP khoảng 26,2 nghìn tỷ USD, tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát làm gián đoạn chuỗi cung ứng thế giới, gây ảnh hưởng đến hầu hết các nền kinh tế cùng xu hướng bảo hộ mậu dịch đang nổi lên, việc RCEP đi vào thực thi đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam, đồng thời mang lại nhiều lợi ích cả trong ngắn hạn cũng như dài hạn.