(HBĐT) - Đầu tháng 12 vừa qua, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam (Prudential) được Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp bền vững, nhóm ngành thương mại - dịch vụ.
Đây là năm thứ 5 liên tiếp Prudential được Chương trình Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam vinh danh vì sự tiên phong và sáng tạo thực hiện chiến lược phát triển bền vững.
Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI) năm 2021 gồm 119 chỉ số ở 4 lĩnh vực: chỉ số kết quả phát triển bền vững; quản trị; môi trường; lao động - xã hội. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, bộ chỉ số góp phần thúc đẩy năng lực cạnh tranh, nâng cao khả năng chống chọi trước mọi biến động toàn cầu của doanh nghiệp.
Duy trì vị trí Top 10 doanh nghiệp bền vững, Prudential đã đáp ứng các tiêu chí sàng lọc khắt khe về hoàn thành mục tiêu kép của Chính phủ, hệ thống quản trị doanh nghiệp hiệu quả, đảm bảo quyền lợi người lao động và thực thi các sáng kiến phát triển bền vững vì cộng đồng.
Prudential Việt Nam vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp bền vững năm thứ 5 liên tiếp.
Ông Phương Tiến Minh, Tổng giám đốc Prudential Việt Nam chia sẻ: "Chiến lược của Prudential được xây dựng trên nền tảng lấy khách hàng làm trọng tâm. Chúng tôi rất vinh dự khi những nỗ lực trong hoạt động kinh doanh và vì sự phát triển bền vững của cộng đồng trong nhiều năm qua tiếp tục mang lại nhiều giá trị ý nghĩa”.
Ưu tiên hành động vì khách hàng, người lao động và cộng đồng
Với phương châm "con người là nền tảng” và chiến lược hành động nhất quán, năm 2021, Prudential triển khai nhiều hoạt động chăm lo sức khỏe, đảm bảo quyền lợi khách hàng, người lao động cũng như hỗ trợ cộng đồng.
Bên cạnh bảo vệ an toàn tài chính cho hơn 1,6 triệu khách hàng trước những biến động bởi dịch bệnh, Prudential đã đẩy mạnh và phát triển nhiều sáng kiến số hóa nhằm cải tiến quy trình, kiến tạo trải nghiệm khách hàng. Các dịch vụ bảo hiểm trực tuyến, từ xa đã dần thay thế cho các giao dịch truyền thống, nhờ đó hoạt động của doanh nghiệp xuyên suốt, hiệu quả, cũng như mang đến sự thuận tiện, an toàn cho khách hàng.
Đơn cử, công tác bồi thường bảo hiểm tự động từ bước tiếp nhận yêu cầu cho tới quyết định chi trả đã giúp rút ngắn thời gian xử lý, tạo sự minh bạch, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Loạt sáng kiến "văn phòng trực tuyến”, hay "giờ vàng” ra đời giữa cao điểm giãn cách đã tạo kết nối, thu hẹp khoảng cách giữa Doanh nghiệp - Khách hàng - Tư vấn viên.
Trước các thách thức về vấn đề duy trì việc làm, đảm bảo thu nhập và an toàn sức khỏe cho người lao động trong đại dịch, Prudential đã giải quyết các vấn đề này như một ưu tiên quan trọng trong phát triển bền vững. Bên cạnh đảm bảo việc làm, an sinh phúc lợi cho người lao động, Prudential còn triển khai nhiều chính sách chăm lo đời sống tinh thần, đảm bảo an toàn cho người lao động, như bố trí 100% nhân viên làm việc tại nhà trong thời điểm giãn cách, tổ chức tiêm vaccine, tăng cường hoạt động gắn kết, tăng ngày nghỉ nhằm giảm bớt áp lực tâm lý cho người lao động.
Prudential cũng hỗ trợ và tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho đội ngũ kinh doanh. Do đó, dù gặp không ít khó khăn bởi dịch bệnh, Prudential vẫn là đơn vị bảo hiểm có lực lượng tư vấn tài chính vững mạnh trong ngành. Tính đến tháng 7/2021, Prudential nằm trong top 2 bảng xếp hạng MDRT (danh hiệu tư vấn tài chính xuất sắc theo tiêu chuẩn quốc tế) năm 2021 tại Việt Nam và sở hữu số thành viên MDRT đứng top 14 thế giới.
Bền bỉ với các hoạt động hỗ trợ và thúc đẩy cộng đồng phát triển bền vững, Prudential đã triển khai hàng loạt dự án trách nhiệm xã hội ở cả 3 trụ cột chính là Giáo dục, Sống khỏe và An toàn. Chỉ tính riêng giai đoạn từ 2011-2021, tổng giá trị đầu tư đã vượt con số 220 tỷ đồng.
Trong năm 2021, chung tay hành động cùng người dân cả nước vượt qua đại dịch, Prudential đã đóng góp 5 tỷ đồng vào quỹ vaccine của Chính phủ, đồng thời có mặt tại nhiều "điểm nóng” tiếp sức cho lực lượng tuyến đầu. Hàng loạt các hoạt động thiết thực như trang bị hàng nghìn bộ đồ bảo hộ và vật dụng y tế cho đội ngũ chống dịch, trang bị bình oxy tới các trạm y tế xã phường, thực hiện "Bếp ăn 0 đồng”, tặng gói an sinh cho hàng nghìn hộ nghèo, người già neo đơn, người mất việc... trên nhiều tỉnh, thành. Prudential cũng phối hợp với e-Doctor chăm sóc, điều trị tại nhà cho hàng trăm gia đình F0, đạt hiệu quả tích cực.
Sáng kiến thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành bảo hiểm nhân thọ
Tích cực đóng góp cho sự phát triển của ngành bảo hiểm nhân thọ và chung tay giải quyết các vấn đề xã hội, Prudential phối hợp với các cơ quan, ban ngành triển khai nhiều dự án giá trị, tiêu biểu là hoạt động truyền thông "Bảo hiểm: Hiểu đủ - mua đúng” và "Tự do tuổi 50".
Với sự hợp tác của nhiều chuyên gia trong ngành tài chính - bảo hiểm, dự án "Bảo hiểm: Hiểu đủ - mua đúng” cung cấp cái nhìn đa chiều để người dân có thêm thông tin và hiểu biết về bảo hiểm nhân thọ. Dự án đặt ra mục tiêu tháo bỏ dần những rào cản, định kiến của người dân về bảo hiểm nhân thọ, nhất là với hoạt động bồi thường bảo hiểm. Hiểu biết của người dân về bảo hiểm tăng lên sẽ giúp hóa giải những bất đồng, hiểu lầm, dần tháo gỡ rào cản tâm lý và sự e ngại của người mua. Từ đó, tỷ lệ người tham gia và nhận được lợi ích từ bảo hiểm nhân thọ tăng lên, giảm tỷ lệ từ chối chi trả, thúc đẩy hướng đi đúng và sự phát triển bền vững của ngành bảo hiểm nhân thọ.
Dự án "Tự do tuổi 50" nhằm khơi gợi sự chuẩn bị về tài chính, sức khỏe thể chất, tinh thần và gắn kết xã hội cho cộng đồng, hướng đến cuộc sống tuổi già độc lập. Ở diện rộng, dự án cũng đặt mục tiêu chung tay cùng Chính phủ và xã hội góp phần giải quyết vấn đề già hóa dân số, an sinh xã hội một cách thiết thực, hiệu quả.
Khơi gợi cộng đồng lên kế hoạch sẵn sàng cho cuộc sống về già, Prudential đã thực hiện dự án "Tự do tuổi 50”.
Ngoài hoạt động truyền thông, Prudential cũng phối hợp với Viện Khoa học lao động xã hội (thuộc Bộ LĐ-TB&XH) và Viện Nghiên cứu y - xã hội học thực hiện nghiên cứu ở phạm vi quốc gia về "mức độ sẵn sàng cho cuộc sống độc lập khi về già”. Nghiên cứu sẽ góp phần đưa ra khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy việc chuẩn bị cho tuổi già, hướng đến đạt được "già hóa chủ động” hay "già hóa thành công” trong những thập kỷ tới.
Năm nay, Prudential cũng tiếp tục được vinh danh bởi nhiều tổ chức quốc tế uy tín như Insurance Asia Awards ở hạng mục giải thưởng lớn "Công ty bảo hiểm nhân thọ quốc tế của năm” và là "Nơi làm việc tốt nhất châu Á” do HR Asia bình chọn.
Chiều 29/12, Đoàn công tác của Bộ Công thương do Thứ trưởng Công thương Trần Quốc Khánh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn để nắm bắt tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng ùn ứ nông sản xuất khẩu tại các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn.
Ngày 1/1/2022, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực, mở ra khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới (xét về quy mô dân số) với 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số và GDP khoảng 26,2 nghìn tỷ USD, tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát làm gián đoạn chuỗi cung ứng thế giới, gây ảnh hưởng đến hầu hết các nền kinh tế cùng xu hướng bảo hộ mậu dịch đang nổi lên, việc RCEP đi vào thực thi đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam, đồng thời mang lại nhiều lợi ích cả trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
(HBĐT) - Ngày 29/12, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị. Đồng chí Lê Minh Hoan, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có các đồng chí: Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành chức năng.
Năm 2021, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt khoảng 48,6 tỷ USD, vượt xa mục tiêu 42 tỷ USD mà Chính phủ đưa ra. Ngành nông nghiệp Việt Nam đã vượt qua khó khăn của năm 2021 một cách ngoạn mục.
(HBĐT) - Đồng chí Bùi Minh Tuyến, Chủ tịch Hội LHPN xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) cho biết: Là xã vùng sâu của huyện, sản xuất nông nghiệp chiếm 60% dân số, do đó, thu nhập của hội viên phụ nữ (HVPN) nói riêng và Nhân dân nói chung còn nhiều khó khăn, hạn chế.