(HBĐT) - Năm 2021 đã khép lại với bộn bề gian khó, thách thức khi dịch Covid-19 kéo dài tác động tiêu cực đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vậy nhưng, với sự chung sức, đồng lòng, sự linh hoạt, sáng tạo cùng truyền thống đoàn kết của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp (DN) và các tầng lớp Nhân dân trong thực hiện "mục tiêu kép", KT-XH của tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng, nhất là lĩnh vực kinh tế ghi nhận những gam màu sáng trong bối cảnh khó khăn bao trùm.


Với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, năm 2021, giá trị sản xuất công nghiệp, xuất khẩu của tỉnh đều tăng so với năm trước. Ảnh chụp tại Công ty may GGS, khu công nghiệp bờ trái sông Đà.

Có thể khẳng định, năm 2021 ghi dấu sự đổi mới mạnh mẽ, nhiều phần việc mang tính đột phá trong sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh với mục tiêu xuyên suốt vì sự phát triển của tỉnh. UBND tỉnh đã sớm ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán NSNN và QP-AN tỉnh năm 2021 với 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đối với từng ngành, lĩnh vực và 229 nhiệm vụ trọng tâm giao chi tiết cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện; ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH và xây dựng kịch bản tăng trưởng quý trên địa bàn tỉnh. Lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt đến các cơ quan, đơn vị phương châm phát huy tối đa các mặt tích cực, kết quả đạt được trong năm 2020 và 5 năm 2016 - 2020, khẩn trương khắc phục các hạn chế, bất cập nhằm đạt được các mục tiêu phát triển KT-XH năm 2021. 

Một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh phải nói tới ngành nông nghiệp với vai trò "trụ đỡ" nền kinh tế. Đánh giá về hoạt động của ngành, đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Để thực hiện nhiệm vụ giao, ngay từ đầu năm, ngành đã chủ động tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các đề án, kế hoạch về phát triển nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng NTM; kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025. Trong năm 2021, ngành nông nghiệp có nhiều thay đổi tích cực, thể hiện ở các sản phẩm chủ lực được quan tâm phát triển. Một số sản phẩm đã được xuất khẩu như: Mía trắng Tân Lạc xuất khẩu sang thị trường Đức, xuất khẩu chuối sang Trung Quốc, Hàn Quốc, xuất khẩu măng sang thị trường Hà Lan... Với sự nỗ lực của toàn ngành, các DN, HTX và nông dân, trong năm, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ước đạt 20.521 tỷ đồng, tăng 1,9% so với năm trước. 

Sau 2 năm liên tiếp tỉnh không đạt chỉ tiêu về thu NSNN thì trong năm 2021, nhiệm vụ này đã đạt kế hoạch đề ra. Báo cáo UBND tỉnh về vấn đề này, đồng chí Bùi Văn Thắng, Giám đốc Sở Tài chính cho biết: "Trong năm, riêng về thu thuế, phí rất khả quan, đến hết tháng 11 đã hoàn thành chỉ tiêu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Những khoản thu sắc thuế cũng khá đồng đều và hoàn thành cao. Các khoản thuế ngoài quốc doanh được đánh giá là khó khăn nhất, trong mấy năm qua không bao giờ hoàn thành thì năm nay không chỉ đạt mà còn vượt chỉ tiêu giao. Đồng thời, Ban chỉ đạo đôn đốc thu rất quyết liệt trong chỉ đạo thu từ sử dụng đất (SDĐ), đã giao nhiệm vụ cụ thể cho ngành Tài chính, TN&MT, Xây dựng và các ngành đã có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng; các huyện, thành phố cũng hết sức tích cực nên số thu SDĐ được giao sẽ đạt và có thể vượt". Dưới sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự vào cuộc có trách nhiệm của các cấp, ngành, năm 2021, tổng thu NSNN trên địa bàn ước đạt 5.070 tỷ đồng, bằng 116% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 100% Nghị quyết HĐND tỉnh, tăng 23% so với năm trước.

Với phương châm đồng hành cùng DN và khát vọng phát triển, trong năm, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc gặp mặt, đối thoại với DN, nhà đầu tư nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để sớm triển khai các dự án. Đồng thời, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản quan trọng tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho DN, nhà đầu tư. Triển khai đồng bộ giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư. Theo đó, đã có 50 dự án đầu tư trong nước được quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 33.000 tỷ đồng. So với năm trước, về số dự án được cấp phép đầu tư tăng 7 dự án, vốn đăng ký đầu tư tăng khoảng 94,4%. Có 415 DN, 50 HTX và 10 tổ hợp tác đăng ký thành lập mới. 

Những yếu tố tác động lớn tới kinh tế của tỉnh là dịch Covid-19 và sản lượng phát điện của Nhà máy thủy điện Hòa Bình sụt giảm mạnh. Đây là nguyên nhân chính khiến tăng trưởng kinh tế của tỉnh không đạt kế hoạch đề ra và ảnh hưởng lớn tới phát triển ngành công nghiệp. Song, nhờ sự năng động, thích ứng với tình hình mới của các DN, HTX, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh ước đạt 41.260 tỷ đồng, tăng 2,3%; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.218 triệu USD, tăng 18,02%; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 980 triệu USD, tăng 12% so với năm trước.

Song song với đó, xây dựng quy hoạch tỉnh, quy hoạch SDĐ, quy hoạch ngành, lĩnh vực được tập trung triển khai, làm chìa khóa cho sự phát triển. Công tác phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật được đẩy mạnh. Các ngành chức năng và địa phương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh đến năm 2030. Đến cuối năm 2021, tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh ước đạt 31,6%, vượt kế hoạch đề ra...
Với những kết quả đã đạt được nhờ sự nỗ lực bền bỉ của cả hệ thống chính trị đã tạo tiền đề, động lực quan trọng để tỉnh có niềm tin thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra: Phấn đấu đến năm 2025, kinh tế tỉnh đạt mức trung bình của cả nước.


Thu Hiền


Các tin khác


Đại dịch hoành hành, nhiều dự án FDI hướng đến giá trị gia tăng cao

Mặc dù COVID-19 kéo dài khiến một số nhà máy tại Việt Nam phải tạm ngừng hoạt động hoặc giảm công suất, nhưng số lượng các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI năm 2021 với quy mô trên 50 triệu USD vẫn tăng mạnh.

Doanh nghiệp "đầy ắp" đơn hàng xuất khẩu đầu năm 2022

Theo Tổng cục Thống kê, xuất khẩu đầu năm 2022 có nhiều chuyển biến tích cực khi dự báo số lượng đơn đặt hàng mới quý I.2022 so với quý IV.2021 tiếp tục tăng với 83,2% doanh nghiệp dự báo tăng và giữ nguyên, chỉ có 16,8% doanh nghiệp dự báo số lượng đơn đặt hàng mới giảm.

Prudential Việt Nam được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp bền vững

(HBĐT) - Đầu tháng 12 vừa qua, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam (Prudential) được Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp bền vững, nhóm ngành thương mại - dịch vụ.

Thúc đẩy tạo việc làm cho người lao động

(HBĐT) - Cơ hội tìm kiếm việc làm của người lao động (NLĐ) trở nên khó khăn hơn bao giờ hết; số người có việc làm giảm sâu, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng cao, lao động bị cắt giảm thu nhập… Đó là những tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 lên thị trường lao động, việc làm cả nước. Tỉnh cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh trong giải quyết việc làm. Năm 2021, số lao động có việc làm tăng thêm toàn tỉnh ước đạt 16.120 người, thực hiện 100% kế hoạch, có 170 người xuất khẩu lao động.

Xã nghèo chuyển mình nhờ xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Những năm qua, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) là động lực để người dân xã vùng sâu Gia Mô (Tân Lạc) vượt khó trong phát triển KT-XH. Về Gia Mô có thể cảm nhận được diện mạo nông thôn thay đổi rõ rệt.

Hội LHPN xã Quyết Thắng: Phát triển sản phẩm ớt rừng Phú Lương

(HBĐT) - Tổ hợp tác ớt rừng Phú Lương, xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) là nhóm sản xuất cùng sở thích của phụ nữ xã Phú Lương với sản phẩm chính là ớt rừng - sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh. Đây cũng là một trong nhiều sản phẩm của huyện Lạc Sơn được Hội LHPN các cấp hỗ trợ từ xây dựng ý tưởng thành lập tổ hợp tác, nguồn vốn, xây dựng thương hiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục