(HBĐT) - Đà Bắc là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn của tỉnh, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai nên hành trình vượt lên gian khó gặp không ít trắc trở. Những năm qua, huyện đã có nhiều nỗ lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương.


Năm 2021, các điểm du lịch trên địa bàn huyện Đà Bắc vắng khách vì dịch Covid-19 nhưng người dân vẫn duy trì hoạt động, sẵn sàng đón khách trở lại khi dịch bệnh được kiểm soát. Ảnh chụp tại xóm Sưng, xã Cao Sơn.

Trong đó, phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ) giúp nhiều hộ có nguồn thu nhập ổn định. Cùng với đó, huyện tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng thiết yếu, nhất là đường giao thông để "mở đường” cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, 2 năm qua, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã tác động tiêu cực đến đời sống của người dân. Hoạt động du lịch "đóng băng” khiến nhiều hộ lâm vào cảnh khó khăn. Các điểm du lịch trên địa bàn huyện vắng khách. Như xóm Sưng (xã Cao Sơn) phát triển DLCĐ từ năm 2016 đến nay. Trong 2 năm đầu phát triển, DLCĐ đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con trong xóm. Nhưng khi dịch Covid-19 bùng phát, bản du lịch đã trải qua quãng thời gian dài không có khách. Một số hộ đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú khang trang để đón khách lâm vào cảnh nợ nần. 

Ngoài lĩnh vực du lịch, theo đồng chí Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện, ảnh hưởng dịch Covid-19 cũng khiến một số doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể phá sản hoặc tạm dừng hoạt động. Một số mặt hàng nông sản giá cả xuống thấp, hoặc đến kỳ thu hoạch vẫn còn tồn đọng, dẫn đến tâm lý của người dân e ngại tái đầu tư sản xuất, nhất là trong nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi. Nhiều nông sản của địa phương sản xuất ra nhưng không có địa điểm tiêu thụ, vì nhà máy ở Hà Nội và các tỉnh lân cận chưa nhập hàng, dẫn đến người lao động thất nghiệp, không có thu nhập...

Trong bối cảnh khó khăn vì dịch bệnh, huyện đã quán triệt nghiêm túc quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, của tỉnh về công tác phòng, chống dịch với quyết tâm cao nhằm thực hiện "mục tiêu kép” vừa phát triển KT-XH, vừa kiểm soát tốt dịch bệnh. Theo đó, UBND huyện tập trung chỉ đạo các ngành, địa phương kịp thời đề ra nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn. Nhờ đó, tình hình KT-XH của huyện có bước phát triển ổn định, đạt được kết quả tích cực trên các lĩnh vực.

Năm 2021, tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 7,14%, đạt 51,37% kế hoạch, so với cùng kỳ đạt 97,81%. Giá trị tổng sản phẩm đạt 1.885,77 tỷ đồng, bằng 94,26% so với cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế cơ bản dần chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng các ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 38,24%; công nghiệp, xây dựng chiếm 20,5%; dịch vụ, thương mại, du lịch chiếm 41,26%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 29,8 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí cũ ước còn 18,62%, tiêu chí mới 41,56%. Huyện cũng đã làm tốt công tác kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19, hỗ trợ người dân gặp khó khăn, hạn chế thấp nhất ca mắc trong cộng đồng. 

Nhiều khó khăn còn ở phía trước nhưng huyện vùng cao Đà Bắc cũng có nhiều cơ hội để bứt phá trong tương lai, nhất là việc nắm bắt cơ hội để kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Đồng chí Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch  xây dựng khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2035 là công cụ pháp lý, nền tảng đặc biệt quan trọng để phát triển vùng hồ Hòa Bình nói chung và du lịch huyện Đà Bắc nói rêng. Với quyết tâm của Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong huyện, cùng những tiềm năng, lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc, sự niềm nở, chân tình của người dân là cơ hội để các doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển du lịch - dịch vụ, du khách thăm quan, trải nghiệm, khám phá, nghỉ dưỡng. Phát triển du lịch là một trong những hướng đi được huyện chú trọng trong thời gian tới để thúc đẩy phát triển KT-XH, nâng cao thu nhập cho Nhân dân. 


Viết Đào

Các tin khác


Thúc đẩy tạo việc làm cho người lao động

(HBĐT) - Cơ hội tìm kiếm việc làm của người lao động (NLĐ) trở nên khó khăn hơn bao giờ hết; số người có việc làm giảm sâu, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng cao, lao động bị cắt giảm thu nhập… Đó là những tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 lên thị trường lao động, việc làm cả nước. Tỉnh cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh trong giải quyết việc làm. Năm 2021, số lao động có việc làm tăng thêm toàn tỉnh ước đạt 16.120 người, thực hiện 100% kế hoạch, có 170 người xuất khẩu lao động.

Xã nghèo chuyển mình nhờ xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Những năm qua, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) là động lực để người dân xã vùng sâu Gia Mô (Tân Lạc) vượt khó trong phát triển KT-XH. Về Gia Mô có thể cảm nhận được diện mạo nông thôn thay đổi rõ rệt.

Hội LHPN xã Quyết Thắng: Phát triển sản phẩm ớt rừng Phú Lương

(HBĐT) - Tổ hợp tác ớt rừng Phú Lương, xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) là nhóm sản xuất cùng sở thích của phụ nữ xã Phú Lương với sản phẩm chính là ớt rừng - sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh. Đây cũng là một trong nhiều sản phẩm của huyện Lạc Sơn được Hội LHPN các cấp hỗ trợ từ xây dựng ý tưởng thành lập tổ hợp tác, nguồn vốn, xây dựng thương hiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm…

Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội năm 2021

(HBĐT) - Ngày 29/12, Cục Thống kê Hòa Bình ra Thông cáo báo chí về tình hình KT-XH năm 2021. Năm 2021, cùng với việc sớm ban hành chỉ thị về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán ngân sách Nhà nước và QP-AN tỉnh; kế hoạch tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tìm giải pháp giảm ùn ứ hàng nông sản xuất khẩu tại các cửa khẩu ở tỉnh Lạng Sơn

Chiều 29/12, Đoàn công tác của Bộ Công thương do Thứ trưởng Công thương Trần Quốc Khánh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn để nắm bắt tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng ùn ứ nông sản xuất khẩu tại các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn.

Khẳng định vị thế mới trong hội nhập kinh tế quốc tế

Ngày 1/1/2022, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực, mở ra khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới (xét về quy mô dân số) với 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số và GDP khoảng 26,2 nghìn tỷ USD, tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát làm gián đoạn chuỗi cung ứng thế giới, gây ảnh hưởng đến hầu hết các nền kinh tế cùng xu hướng bảo hộ mậu dịch đang nổi lên, việc RCEP đi vào thực thi đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam, đồng thời mang lại nhiều lợi ích cả trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục