(HBĐT) - Dịch Covid-19 kéo dài, các doanh nghiệp (DN) đều lâm vào tình trạng khó khăn, gần như "chết lâm sàng”, cố gắng duy trì hoạt động vì không thể bỏ chuyến, bỏ lốt mà càng làm thì càng lỗ.

 

Lượng khách đến bến xe Bình An (TP Hòa Bình) vắng vẻ do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Công ty TNHH dịch vụ vận tải Bình An là DN tiên phong vận tải hành khách của tỉnh đang lâm vào cảnh hết sức khó khăn, khách đi xe ngày càng ít, trong khi vẫn phải bảo đảm lịch trình theo quy định. Hiện, công ty hoạt động cầm chừng, cố gắng duy trì 5/25 xe tuyến Hòa Bình - Mỹ Đình. Theo Phó Giám đốc Bến xe khách trung tâm Nguyễn Hùng Sơn, DN, HTX vận tải lâm vào tình trạng khó khăn là thực tế chung của các DN vận tải khách. Nếu DN vận tải hàng hóa có thể chuyển đổi tìm kiếm nguồn hàng chỗ này, chỗ kia để duy trì kinh doanh, còn với DN vận tải hành khách không thể chuyển đổi sang các ngành nghề khác. Vì dịch bệnh nên nguồn khách rất khó khăn, khách không có nhu cầu thì nhà xe không thể đến thuyết phục người đi xe. Ông Nguyễn Hùng Sơn cho biết: Từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, đặc biệt từ đợt dịch thứ 3, thứ 4 bùng phát, từ tháng 7/2021 công ty phải nghỉ chạy mấy tháng, đến ngày 26/10/2021 mới đưa vào hoạt động 3 - 4 xe, đến nay duy trì 5/25 xe tuyến Hòa Bình - Mỹ Đình. Có chuyến 4 - 5 khách, có chuyến chỉ 1 khách vẫn phải chạy. Dịch bệnh đã làm DN vận tải khách lao đao, chỉ duy trì như hiện tại đã là một cố gắng rất lớn. Các nhà xe giảm tần suất đến mức thấp nhất, vì chỉ cần 1 xe khai thác là kéo theo dây chuyền hoạt động như hành chính, điều độ, sửa chữa, vận hành, xăng xe... Hiện tại, thu nhập của người lao động giảm sút; DN vận tải khách chỉ mang tính chất phục vụ, nếu càng chạy nhiều xe thì càng lỗ nhiều hơn. Không biết tình trạng này kéo dài đến bao giờ.

Tất cả các DN, HTX kinh doanh vận tải khách đều lâm vào tình trạng tương tự, không có khách, hoặc khách không đáng kể nên doanh thu gần như bằng 0, nhưng hằng ngày vẫn phải chịu rất nhiều chi phí như lãi ngân hàng, tiền thuê nhà xưởng, kho bãi, tiền lương hỗ trợ cán bộ, công nhân viên, lái xe và các loại chi phí khác… Ông Đào Hùng Việt, lái xe cho doanh nghiệp tư nhân Đại Việt chạy tuyến Hòa Bình - Phú Thọ ngán ngẩm: Đợi suốt cả chuyến xe chỉ có vài khách. Trong thời buổi dịch dã, nhu cầu đi lại bằng xe khách giảm mạnh; tuyến Hòa Bình - Phú Thọ từ 10 chuyến/ngày giờ chỉ còn 2 chuyến đi về. Hầu hết người dân sợ xe khách, họ chuyển sang xe ghép, hoặc xe cá nhân.

Công ty TNHH vận tải Hiển Vinh khai thác tuyến Hòa Bình - Mai Châu và tuyến Mỹ Đình - Hòa Bình, hiện chỉ vận hành khoảng 40% tổng số xe, khoảng 8 xe/ngày (tuyến buýt); đối với tuyến Mỹ Đình - Hòa Bình khai thác được khoảng 20% xe, chỉ còn 1 xe chạy. Tiền lương lái, phụ xe giảm thấp, lao động và gia đình họ đều khó khăn. Ông Ngô Đức Quý, Giám đốc công ty Hiển Vinh tâm tư: Công ty cố gắng duy trì bảo đảm luồng tuyến và chờ… DN vận tải khách hoạt động trở lại như ngày xưa, dù không biết đến bao giờ.

Ghi nhận tại bến xe khách trung tâm TP Hòa Bình, bến xe và các DN vẫn thực hiện các quy định về phòng dịch để phục vụ hành khách đi xe. Ông Nguyễn Trung Dung, Trưởng Bến xe khách trung tâm TP Hòa Bình thông tin: Diễn biến dịch bệnh phức tạp ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các DN vận tải cũng như hoạt động của bến xe, nhiều tuyến xe phải cắt giảm tần suất đến 80%, theo đó, đời sống, thu nhập của người lao động cũng giảm mạnh. 

L.C


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục