(HBĐT) - Chiều 18/1, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Hòa Bình tổ chức tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022. Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.


Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Huân chương Lao động hạng nhì cho Phòng Kế toán Nhà nước (KBNN tỉnh).


Năm qua, các đơn vị KBNN trong tỉnh chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thu trên địa bàn để tập trung nhanh, hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản thu cho các cấp ngân sách; cung cấp thông tin số liệu thu ngân sách thường xuyên cho các cấp có thẩm quyền, phục vụ công tác điều hành thu ngân sách các cấp.

KBNN Hòa Bình đã chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương và đơn vị sử dụng ngân sách triển khai đồng bộ nhiều giải pháp góp phần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách, song vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ, đúng chế độ và trong phạm vi dự toán được giao đối với các khoản chi của NSNN. Đến hết ngày 31/12/2021, đối với chi thường xuyên, KBNN toàn tỉnh đã kiểm soát chi đạt 9.606,2 tỷ đồng, bằng 107,4% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, 100,4% dự toán HĐND tỉnh giao. Qua kiểm soát chi đã từ chối thanh toán 5.475 món với số tiền 596,2 tỷ đồng. Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản, đến hết ngày 31/12, giải ngân vốn đầu tư công thuộc kế hoạch năm 2021 là 3.286,5 tỷ đồng, đạt 73,8% kế hoạch; dự kiến giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản đến ngày 31/1/2022 đạt trên 90% kế hoạch. Qua công tác kiểm soát chi đã từ chối thanh toán 1.114 món, tổng số tiền 1.543,7 tỷ đồng .

Trong năm, các đơn vị KBNN cũng thực hiện tốt công tác kế toán, thanh toán; đảm bảo an ninh, an toàn tiền, tài sản Nhà nước giao cho KBNN quản lý và các mặt công tác khác. Đặc biệt là tích cực triển khai dịch vụ công trực tuyến, làm tốt công tác tuyên truyền lợi ích của việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến đến các đơn vị sử dụng ngân sách...

Trong năm 2022, KBNN tỉnh đề ra 11 nhiệm vụ công tác trọng tâm, bám sát mục tiêu, phương châm hành động của hệ thống KBNN là: Hoàn thiện cơ chế, chính sách và quy trình nghiệp vụ theo Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021 - 2030; tăng cường ứng dụng CNTT, chuyển đổi số vào các hoạt động nghiệp vụ và quản trị nội bộ; tiếp tục tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng dịch vụ của hệ thống KBNN...

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị: Trong năm 2022, các đơn vị KBNN trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh CCHC, ứng dụng CNTT, công nghệ số nhằm đơn giản hóa về hồ sơ, thủ tục hành chính và nội dung kiểm soát thanh toán, rút ngắn thời gian giải quyết. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thực hiện kiểm soát chi chặt chẽ, đúng quy định và đẩy mạnh giao dịch không tiền mặt. Đồng thời, ngành cập nhật thông tin đảm bảo chính xác, kịp thời hơn nữa nhằm phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh...

Ghi nhận và biểu dương những thành tích xuất sắc của các tập thể, cá nhân, Chủ tịch nước đã tặng Huân chương Lao động hạng nhì cho tập thể Phòng Kế toán Nhà nước (KBNN tỉnh), Huân chương Lao động hạng ba cho đồng chí Đinh Thị Lan, nguyên kế toán trưởng KBNN Lạc Sơn; Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho 4 cá nhân.


Hoàng Nga

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục