(HBĐT) - Năm 2021, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài đã ảnh hưởng sâu rộng tới các lĩnh vực của đời sống xã hội, gây giãn đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, dẫn đến đình trệ các hoạt động sản xuất - kinh doanh (SX-KD). Hoạt động của các khu công nghiệp (KCN) trong tỉnh cũng không nằm ngoài sự tác động của dịch bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thu hút đầu tư, tiến độ đầu tư hạ tầng và đặc biệt là SX-KD, sức chống chịu của doanh nghiệp (DN).



Với nỗ lực vượt khó do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm 2021, Công ty TNHH sản xuất hàng may mặc Esquel Việt Nam - Hòa Bình (KCN Lương Sơn) đạt doanh thu 60 triệu USD, xếp thứ 3 trong khối thi đua các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Khó khăn là không thể đong đếm, song, với nỗ lực vượt khó, cùng sự chủ động xây dựng kịch bản, phương án thực hiện "mục tiêu kép" và sự linh hoạt, thích ứng với tình hình đã giúp các DN trong các KCN duy trì, phát triển sản xuất, ổn định việc làm, thu nhập cho người lao động.

Các KCN trong tỉnh hiện có 103 dự án đầu tư, trong đó có 27 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng vốn đăng ký 528,1 triệu USD và 76 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký trên 11.084 tỷ đồng. Có 63 dự án đã đi vào hoạt động SX-KD; các dự án còn lại đang đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện các thủ tục đất đai, môi trường, đầu tư...

Thời gian qua, Công ty TNHH sản xuất hàng may mặc Esquel Việt Nam - Hòa Bình (KCN Lương Sơn) chịu tác động khá lớn của dịch Covid-19 khi trong công ty có nhiều công nhân dương tính với vi rút SARS-CoV-2. Bà Trịnh Hồng Vân, Giám đốc Hành chính - nhân sự của Công ty chia sẻ: "Năm 2021, Esquel Hòa Bình không nằm ngoài guồng quay chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tổng sản lượng của công ty giảm 10% do việc phải dừng hoạt động một phần trong suốt thời gian TP Hà Nội, huyện Lương Sơn thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ. Có thể nói đây là một năm cực kỳ khó khăn và thử thách sự tồn tại của Esquel Hòa Bình. Song, công ty vẫn cố gắng ở mức cao nhất để sản xuất, duy trì việc làm và thu nhập cho người lao động. Qua đó, doanh thu của công ty đã đạt 60 triệu USD, 100% sản phẩm được xuất khẩu, chúng tôi nộp ngân sách Nhà nước (NSNN) 6,960 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 4.850 lao động. Để có được kết quả này là nhờ vào sự quyết liệt chỉ đạo trong công tác phòng, chống dịch (PCD) của tỉnh; sự hỗ trợ, đồng hành và tạo điều kiện của Ban quản lý các KCN, huyện Lương Sơn. Chúng tôi đã tổ chức lại được sản xuất, tinh gọn bộ máy, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và quản lý chặt chẽ về chi phí. Kết quả này đồng thời cũng là nhờ sự nỗ lực đóng góp, tinh thần sáng tạo của mỗi nhân viên, công nhân lao động. Họ chính là sức mạnh để công ty vượt khó trong thời gian tới". Với kết quả đạt được trong hoạt động SX-KD, năm 2021, Esquel được đánh giá là đơn vị xếp thứ 3 trong phong trào thi đua khối DN có vốn đầu tư nước ngoài và được đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen.

Cũng như Esquel Hòa Bình, năm qua, nhiều DN trong các KCN đã khắc phục khó khăn, thích ứng với tình hình dịch bệnh để phục hồi và thúc đẩy sản xuất trong điều kiện bình thường mới. Trong đó phải kể đến Công ty TNHH nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam (KCN bờ trái sông Đà - TP Hòa Bình) đã duy trì việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Trong năm, công ty đạt doanh thu 13 triệu USD, nộp NSNN 8,583 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho gần 700 lao động; trở thành đơn vị dẫn đầu trong khối thi đua các doanh nghiệp FDI và được đề nghị UBND tỉnh tặng cờ thi đua.

Công ty TNHH DoosungTech Việt Nam (KCN Lương Sơn) cũng là một trong những DN tiêu biểu vượt qua khó khăn để phát triển SX-KD. Năm qua, doanh thu của công ty đạt khoảng 130 triệu USD, tương đương 3.000 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho gần 2.000 lao động. Công ty cũng luôn tích cực tham gia các phong trào thi đua và thường xuyên tổ chức các hoạt động từ thiện, hưởng ứng việc hỗ trợ, giúp đỡ cộng đồng.

Theo số liệu của Ban quản lý các KCN, từ việc chủ động, linh hoạt với các phương án sản xuất, năm qua, hoạt động của DN trong các KCN đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận với doanh thu đạt 17.989 tỷ đồng, bằng 113,85% kế hoạch, tăng 2.269 tỷ đồng so với năm 2020; giá trị xuất khẩu đạt 690 triệu USD, bằng 111,18% kế hoạch, tăng 50 triệu USD; nộp NSNN 250 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch, tăng 50 tỷ đồng so với năm 2020. Các KCN thu hút được 8 dự án đầu tư mới, trong đó có 1 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, số vốn đăng ký 6,5 triệu USD; tạo quỹ đất sạch 100 ha; tỷ lệ các KCN có chủ đầu tư hạ tầng đạt 50%... Theo đánh giá của đồng chí Chu Văn Thắng, Trưởng Ban quản lý các KCN tỉnh, hoạt động của các DN đã mang lại hiệu quả rõ nét, các chỉ tiêu về phát triển các KCN ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong thực hiện các chỉ tiêu KT-XH của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, đóng góp cho ngân sách địa phương, tình hình ANTT, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường... tại các KCN được đảm bảo.

Song song với SX-KD, công tác PCD Covid-19 của các DN được thực hiện nghiêm ngặt. Hiện đã có 98,7% tổng số lao động làm việc tại các KCN được tiêm phòng vắc xin. Hầu hết các DN đều xây dựng và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận Phương án PCD Covid-19; báo cáo cấp có thẩm quyền xin ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn và kích hoạt ngay phương án khi có các ca F0, F1 tại DN, nhờ vậy không xảy ra tình trạng dịch bệnh lây lan diện rộng. Hiện, các DN trong các KCN vẫn SX-KD ổn định, không có DN phải ngừng hoạt động.


Hoàng Nga

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục