(HBĐT) - Để đảm bảo lượng hàng nông sản thiết yếu phục vụ người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, ngành NN&PTNT tỉnh chủ động phối hợp với các ngành, đơn vị, địa phương... tăng cường chỉ đạo, đôn đốc bà con nông dân đẩy mạnh sản xuất; thiết lập nhiều kênh phân phối, kết nối tiêu thụ nông sản (TTNS) nhằm bảo đảm nguồn cung, góp phần bình ổn thị trường.



Công ty CP Kim Bôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thuỷ) sơ chế sản phẩm măng trước khi đóng gói và vận chuyển đi tiêu thụ. 

Nhằm đáp ứng nhu cầu về thịt gia súc tăng vào cuối năm, ngay từ đầu năm 2021, 35 hộ thành viên HTX đa ngành nghề Đồng Chum, xã Đồng Chum (Đà Bắc) đã chủ động tái đàn, tăng tổng đàn vật nuôi lên khoảng 300 con so với năm trước. Cũng như mọi năm, thị trường tiêu thụ được HTX liên kết với các đầu mối trong trong tỉnh và một số tỉnh, thành phố lân cận. Ông Xa Văn Chỉ, Giám đốc HTX cho biết: Với việc tăng đàn, HTX dự kiến tiêu thụ sản lượng thịt hơi cao hơn so với năm ngoái. Để đảm bảo chất lượng, sản lượng gia súc xuất chuồng đúng thời điểm, HTX thường xuyên hướng dẫn hộ nuôi thực hiện nghiêm các biện pháp chăm sóc, bảo vệ, phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi.

Từ đầu niên vụ năm nay, các nông hộ, HTX, doanh nghiệp trồng cam trên địa bàn huyện Cao Phong đã tăng cường các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, tăng cường khả năng dự tính, dự báo thị trường... đảm bảo có đủ sản phẩm đưa ra thị trường phục vụ người tiêu dùng dịp Tết. Bà Vũ Thị Lệ Thuỷ, Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT HTX 3T nông sản Cao Phong (3T Farm) cho biết: HTX đã thay đổi bao bì sản phẩm, tặng kèm thư chúc Tết trong các thùng cam quà tặng để tri ân người tiêu dùng đã tin tưởng sử dụng sản phẩm của 3T Farm trong thời gian qua. Hiện tại, với tổng diện tích trên 43 ha cam, từ đầu tháng đến nay, mỗi ngày HTX cung ứng ra thị trường khoảng 5 - 7 tạ cam hữu cơ các loại. Thời điểm cận Tết, lượng tiêu thụ cam sẽ tăng lên gấp nhiều lần. 

Bảo đảm nguồn cung nông sản, thực phẩm thiết yếu dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2022, ngành nông nghiệp tỉnh tích cực phối hợp với các huyện, thành phố theo dõi sát tình hình sản xuất, diễn biến thời tiết, dịch bệnh, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ, thu hoạch sản phẩm nông, lâm, thủy sản đúng thời vụ, tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt cục bộ. Trước mắt tập trung chăm sóc, thu hoạch nhanh, gọn diện tích cây trồng vụ đông, đồng thời đẩy mạnh sản xuất vụ xuân. Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản nắm bắt tình hình, chủ động dự trữ và cung ứng lương thực, thực phẩm, đáp ứng các mặt hàng nông sản, thực phẩm thiết yếu. Có phương án bảo đảm nguồn cung các mặt hàng nông sản, thực phẩm cho dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Trên cơ sở đánh giá năng lực sản xuất trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, dự kiến năng lực cung ứng nông sản, thực phẩm thiết yếu cho dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 khoảng trên 242.000 tấn. Trong đó, sản lượng nông sản, bao gồm quả có múi, mía tím tiêu thụ từ nay đến trước Tết Nguyên đán khoảng trên 156.000 tấn; sản lượng thịt lợn trên 8.000 tấn; thịt gia cầm trên 2.400 tấn; thịt trâu, bò, dê trên 8.740 tấn; sản lượng thủy sản trên 1.000 tấn; cam, bưởi khoảng trên 70.000 tấn.

Đồng chí Nguyễn Hữu Tài, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thuỷ sản tỉnh cho biết: Trong tháng 10/2021, giá lợn hơi giảm mạnh trong khi giá các loại thức ăn chăn nuôi tăng cao (30 - 40%), nên người chăn nuôi không có lãi và thua lỗ. Tuy nhiên, từ tháng 11/2021 đến nay, giá bán các sản phẩm chăn nuôi có chiều hướng tăng nhẹ, giá gia cầm biến động theo hướng tăng so với cùng kỳ tháng trước, giá lợn hơi tăng và dao động khoảng 45.000 - 50.000 đồng/kg. Do đó, hộ chăn nuôi tiếp tục tái đàn lợn theo khuyến cáo của cơ quan chức năng, cùng với các trang trại chăn nuôi tập trung công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã góp phần đảm bảo nguồn cung sản phẩm thịt ổn định cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, các ngành, đơn vị, địa phương cần chú ý tiếp tục hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cam, bưởi để đảm bảo chất lượng nông sản đến tay người tiêu dùng bởi sản lượng thu hoạch khá lớn.

Thu Hằng

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục